CHƯƠNG 6 : LỰA CHỌN CÔNG CỘNG
6.2. Lựa chọn công cộng trong cơ chế biểu quyết trực tiếp
6.2.1. Nguyên tắc nhất trí tuyệt đối
6.2.1.1. Nội dung nguyên tắc nhất trí tuyệt đối:
Nguyên tắc nhất trí tuyệt đối là nguyên tắc quy định: Một quyết định chỉ được thông qua khi và chỉ khi có sự thống nhất (đồng ý) của tất cả các thành viên trong một cộng đồng nào đó.
Ngun tắc này có ưu thế:
Hình 6.2: Các kết cục của lựa chọn công cộng
Độ thỏa dụng của B (UB) Độ thỏa dụng của A (UA)
- Đảm bảo sự đồng thuận của các cá nhân trong xã hội, nên cải thiện được phúc lợi xã hội cho tất cả thành viên, các quyết định đưa ra thường là các hoàn thiện Pareto.
- Tránh được hiện tượng đa số áp đặt ý muốn lên thiểu số.
6.2.1.2. Cân bằng Lindahl và nguyên tắc nhất trí tuyệt đối
Quyết định cung cấp HHCC được thực hiện bởi quyết định công cộng. Theo các điều kiện của hiệu quả Pareto, hàng hóa cơng cộng sẽ được cung cấp một cách hiệu quả nếu tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị hàng hóa cơng cộng cuối cùng bằng chi phí tăng thêm đối với xã hội để cung cấp nó. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hàng hóa cơng cộng thuần túy khơng có thị trường để trao đổi như hàng hóa cá nhân, nơi mà cân bằng thị trường do cung cầu quyết định, việc xác định điểm cân bằng hiệu quả gặp khó khăn.
Để giải quyết vấn đề xác định mức cung cấp hàng hóa cơng cộng thuần túy một cách có hiệu quả, nhà kinh tế học người Thụy Điển Erik Lindahl đã xây dựng một mơ hình mơ phỏng mơ hình thị trường cho hàng hóa cơng cộng gọi là cân bằng Lindahl nhằm mơ hình hóa ngun tắc nhất trí tuyệt đối.
Để xác định mức cung HHCC hiệu quả cần, xác định đường cầu HHCC. Đường cầu hàng hố cơng cộng là được xác định bằng cách cộng dọc các đường cầu cá nhân (điều này đã nghiên cứu ở chương 3).
Mỗi cá nhân có một ngân sách nhất định và có nhu cầu khác nhau về hàng hóa cơng cộng (G) và hàng hóa cá nhân (X). Giả sử giá của hàng hóa cơng cộng sẽ phản ánh lợi ích mà cá nhân nhận được khi tiêu dùng HHCC (giống như HHCN), tuy nhiên vì các cá nhân rất dễ che dấu sự thoả mãn của mình khi tiêu dùng HHCC nên chúng ta sẽ coi t (mức thuế cá nhân phải trả) phản ánh lợi ích mà cá nhân nhận được khi tiêu dùng HHCC, khi đó, phản ánh lợi ích mà cá nhân nhận được khi dùng HHCN đường ngân sách của cá nhân sẽ có dạng: I = pX + tG.
Cầu hàng hố cơng phụ thuộc vào mức thuế mà cá nhân phải trả cho hàng hố cơng đó, nếu thuế tăng thì cầu về hàng hố cơng sẽ giảm.
Ví dụ pháo hoa được cung cấp với chi phí biên là 1đơla, chi phí đó được chia cho 2 người A và B. Với mỗi cá nhân khác nhau thì lợi ích biên do việc tiêu dùng HHCC đối với họ là khác nhau, cho nên họ sẽ
chấp nhận những mức thuế khác nhau để có HHCC. Ví dụ A: 0,8 đôla, B: 0,2 đôla
Lượng cầu Giá A sẵn sàng trả Giá B sẵn sàng trả Tổng mức giá 1 1.0 3.0 4.0 25 0.75 2.25 3.0 50 0.50 1.50 2.0 75 0.25 0.75 1.0 100 0 0 0
Đường cung về hàng hóa cơng cộng phản ánh chi phí biên mà xã hội phải bỏ ra để sản xuất nó. Kết hợp cung cầu, chúng ta có được số lượng HHCC mà xã hội cần cung cấp là 75, ứng với mức chi phí biên là 1 đơla.
Tính khả thi của mơ hình: Mơ hình này xác định nhu cầu của mỗi cá nhân về một loại hàng hóa cơng cộng thuần túy tương ứng với mức thuế (chính là giá của hàng hóa cơng cộng) ấn định cho cá nhân đó. Nền kinh
tế sẽ đạt mức cung cấp HHCC hiệu quả thông qua căn cứ các cá nhân sẽ
bỏ phiếu cho số lượng HHCC mà họ mong muốn (thể hiện ở mức thuế mà họ sẵn sàng trả). Điều này cũng giống như quá trình lựa chọn của thị trường, sẽ làm cho sự phân bổ nguồn lực trong cung cấp HHCC đạt hiệu quả. Số lượng HHCC cung cấp sẽ hiệu quả như cung cấp HHCN, chi phí xã hội biên bằng với lợi ích xã hội biên.
Lưu ý rằng, mức cầu của mỗi cá nhân tương ứng với những mức thuế khác nhau nên cân bằng Lindahl khác với cân bằng thị trường hàng hóa cá nhân khi mà ở đó cân bằng thị trường ở mức giá như nhau đối với mọi cá nhân.
Hạn chế của mơ hình Lindahl
Mơ hình cân bằng Lindahl áp dụng trong thực tế lại vấp phải: (1) vấn đề kẻ ăn khơng đã khuyến khích các cá nhân nói dối về nhu cầu, sự cần
thiết khi tiêu dùng HHCC. Do ai cũng có thể sử dụng HHCC miễn phí nên đây là động cơ khuyến khích các cá nhân khơng trung thực trong bộc lộ nhu cầu của mình về HHCC; (2) ngay cả khi các cá nhân trung thực trong bộc lộ sở thích đối với HHCC thì các cá nhân cũng gặp phải khó khăn trong định giá giá trị của HHCC đối với cá nhân họ, họ thực sự không biết giá trị thực của pháo hoa, tên lửa; (3) ngay cả khi các cá nhân sẵn sàng trung thực, và họ biết được cụ thể lợi ích HHCC mang lại cho họ là gì thì cũng rất khó để tổng hợp các lợi ích cá nhân thành lợi ích xã hội. Ví dụ, với vấn đề quốc phịng thì chính phủ cũng khơng thể tổng hợp sở thích của mỗi cá nhân về tên lửa, máy bay, xe tăng để thành nhu cầu xã hội về quốc phòng được.
Để xác định đúng mức cung cấp hàng hóa cơng cộng hiệu quả, các cá nhân phải thực hiện nguyên tắc nhất trí và tự nguyện đóng góp, đồng thời phải bộc lộ một cách trung thực nhu cầu của mình về hàng hóa cơng cộng. Nhưng do các cá nhân dễ dàng che dấu ý muốn của mình nên cộng
đồng khó thống nhất khi ra quyết định cung cấp HHCC. Vì vậy, đây là hạn chế lớn nhất của ngun tắc nhất trí tuyệt đối: chỉ có một cá nhân
khơng đồng ý thì quyết định khơng được thơng qua. Do đó, ngun tắc này rất khó thực hiện trên thực tế.
Vì thế, nếu theo nguyên tắc nhất trí tuyệt đối thì Chính phủ thường sẽ khơng đưa ra chính sách mới, mà có nguy cơ giữ nguyên hiện trạng, bất kể tốt hay xấu.