Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 37 - 51)

CHƯƠNG 2 : THỊ TRƯỜN G HIỆU QUẢ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI

4.5. Chương trình phân phối lại nhằm đảm bảo công bằng xã hội

4.5.2. Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam

Hệ thống an sinh của Việt Nam hiện nay gồm được chia làm 3 nhóm: - Nhóm các chế độ về bảo hiểm xã hội: gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện quan niệm trên ngun tắc có đóng thì có hưởng và cùng chia sẻ rủi ro. Đối tượng tham gia là những người lao động theo quy định, các mức đóng góp tạo nên một quỹ chung. Các thành viên được hưởng chế độ khi họ gặp phải các sự cố và đủ điều kiện để hưởng. Mọi chi phí cho các chế độ được chi trả bởi nguồn quỹ chung.

- Nhóm các chế độ về trợ cấp xã hội: bao gồm các chế độ cứu trợ xã hội cho những đối tượng có hồn cảnh đặc biệt khó khăn do gặp phải

những rủi ro trong cuộc sống. Nguồn chi trả cho các chế độ trợ cấp xã hội được lấy từ ngân sách Nhà nước.

- Nhóm các chương trình xã hội khác: bao gồm chương trình xố đói giảm nghèo, chương trình y tế (phịng, chữa bệnh, y tế cộng đồng...) và gồm cả các loại quỹ tiết kiệm và các loại bảo hiểm khác.

Trong hệ thống ASXH thì Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Bảo hiểm y tế (BHYT) là nòng cốt trên cơ sở nguyên tắc ba bên cùng tham gia (người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước) để giảm bớt gánh nặng của ngân sách nhà nước và hướng đến xã hội hóa các hoạt động ASXH, phù hợp với quá trình chuyển đổi từ thực hiện ASXH theo mơ hình kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp, phân phối bình qn, hồn tồn do Nhà nước đảm nhiệm, sang mơ hình kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Về BHXH, hiện có hai loại là BHXH bắt buộc (được áp dụng cho khu

vực chính thức, gồm người lao động trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên) và BHXH tự nguyện (do người lao động tự nguyện, có mức đóng góp thấp, phù hợp với khả năng thu nhập nên mức hưởng thụ cũng thấp).

Về BHYT, gồm BHYT bắt buộc (áp dụng cho người lao động trong

khu vực chính thức); BHYT tự nguyện (áp dụng cho các đối tượng học sinh, sinh viên và mọi người dân); BHYT người nghèo (người nghèo

được Nhà nước cấp thẻ BHYT).

Ngồi ra cịn có các chương trình ASXH khơng dựa trên sự đóng góp của người dân như Trợ giúp xã hội (gồm trợ giúp xã hội thường xuyên, trợ giúp xã hội đột xuất). Nhà nước tạo cơ chế để hình thành nhiều loại quỹ xã hội, nhân đạo, từ thiện để trợ giúp các đối tượng xã hội như “Quỹ vì người nghèo”, “Quỹ tấm lịng vàng”, “Quỹ nạn nhân chất độc da cam”, “Quỹ bảo trợ trẻ em”, các quỹ của Hội chữ thập đỏ... Khi có thiên tai và rủi ro xảy ra, ngoài sự trợ giúp của các địa phương và người dân tại địa bàn, Nhà nước có chính sách trợ giúp xã hội đột xuất để nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống cho các thành viên trong xã hội.

Trong hệ thống chính sách ASXH của Việt Nam cịn có Chính sách

sách xuất khẩu lao động nhằm hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, người khuyết tật, người đi xuất khẩu lao động, người lao động bị mất việc làm... Chính sách ASXH cịn được kết hợp chặt chẽ với các chương trình, chính sách xã hội khác như Chương trình xóa đói, giảm nghèo,Chính

sách với người có cơng, Chính sách tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và dịch vụ cá nhân như nhà ở, giáo dục, y tế, chăm sóc trẻ em... cho các đối

tượng có hồn cảnh khó khăn đặc biệt, dễ bị tổn thương.

Như vậy, có thể nói hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam với các hình thức đa dạng, không chỉ giới hạn trong việc phân phối lại thu nhập và trợ cấp để đảm bảo nhu cầu cơ bản cho người dân, mà đang trở thành phương tiện phòng tránh và bảo vệ cá nhân trước những rủi ro và sự yếu thế. Đồng thời an sinh xã hội có độ bao phủ rộng, đang hướng tới bảo đảm công bằng trong các chính sách hỗ trợ, khơng để sót đối tượng, nhằm bảo đảm cho mọi thành viên trong xã hội được bảo vệ về cuộc sống và đầu tư trong tương lai.

4.5.2.1. Bảo hiểm xã hội

Đây là bộ phận lớn nhất trong hệ thống ASXH. Có thể nói, khơng có BHXH thì khơng thể có một nền ASXH vững mạnh. Theo nghĩa hẹp, cụ thể, có thể hiểu BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu

nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, thơng qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.

BHXH bao gồm các chương trình được thiết kế để người lao động có thể duy trì ở mức tối thiểu chất lượng cuộc sống trong giai đoạn làm việc cũng như không làm việc trong chu kỳ sống của họ.

BHXH có những điểm cơ bản là: BHXH dựa trên nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia; địi hỏi tất cả mọi người tham gia phải đóng góp tạo nên một quỹ chung; các thành viên được hưởng chế độ khi họ gặp các “sự cố” và đủ điều kiện để hưởng; chi phí cho các chế độ được chi trả bởi quỹ BHXH; nguồn quỹ được hình thành từ sự đóng góp của những người tham gia, thường là sự chia sẻ giữa chủ sử dụng lao

động và người lao động, với một phần tham gia của Nhà nước; đòi hỏi tham gia bắt buộc, trừ những trường hợp ngoại lệ; phần tạm thời chưa sử dụng của Quỹ được đầu tư tăng trưởng, nâng cao mức hưởng cho người thụ hưởng chế độ BHXH; các chế độ được bảo đảm trên cơ sở các đóng góp BHXH, khơng liên quan đến tài sản của người hưởng BHXH; các mức đóng góp và mức hưởng tỷ lệ với thu nhập trước khi hưởng BHXH...

Nguyên tắc của bảo hiểm là đảm bảo thay thế hay bù đắp một phần thu nhập cho người dân khi họ gặp rủi ro trong đời sống (như ốm đau, tai nạn, thất nghiệp...). Do vậy, quỹ BHXH được hình thành thơng qua việc đóng góp thường xuyên một khoản tiền (phí bảo hiểm) cho tổ chức (nhà nước hoặc tư nhân) tương ứng với xác suất xảy ra và chi phí của rủi ro liên quan.

Có các loại hình bảo hiểm xã hội và cơ chế đóng góp như sau: Hình thức Đối tượng Cơ chế

lựa chọn

Cơ chế tài chính BHXH bắt

buộc

Người lao động trong khu vực chính thức (có hợp đồng lao động)

Bắt buộc Đóng góp của

người lao động, chủ sử dụng lao

động, lãi đầu tư

và thuế BHXH tự

nguyện

Người lao động ngồi khu vực chính thức

Tự nguyện Đóng góp của

người lao động, chủ sử dụng lao

động, lãi đầu tư

Tử tuất Người lao động trong khu vực chính thức (có hợp đồng lao động)

Bắt buộc Đóng góp

BH y tế Người lao động trong khu vực chính thức (có hợp đồng lao động) và người dân Bắt buộc, tự nguyện Đóng góp BH tai nạn, bệnh nghề nghiệp

Người lao động trong khu vực chính thức (có hợp đồng lao động)

Bắt buộc Đóng góp

Ở Việt Nam, theo Luật BHXH thì BHXH là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc

giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an tồn xã hội.

Có 2 hình thức BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện:

BHXH bắt buộc BHXH tự nguyện

Loại hình BHXH mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia.

Loại hình BHXH mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH.

Đối tượng:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng

lao động có thời hạn từ đủ ba tháng

trở lên...

- Khi hết thời gian đóng BHXH bắt buộc mà chưa đủ số năm được hưởng

chế độ nghỉ hưu, bạn có thể đóng tiếp

BHXH tự nguyện để được hưởng chế độ khi nghỉ hưu.

Đối tượng:

- Người lao động làm việc theo hợp

đồng lao động có thời hạn dưới 3

tháng;

- Người lao động tự tạo việc làm...

Bao gồm các chế độ:

a) Ốm đau; b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; d) Hưu trí; đ) Tử tuất. Bao gồm các chế độ: a) Hưu trí; b) Tử tuất. Cơ chế tài chính: - Người lao động. - Người sử dụng lao động. - Lãi đầu tư.

- Nhà nước bù thiếu.

Cơ chế tài chính:

- Người lao động.

- Người sử dụng lao động. - Lãi đầu tư.

Quỹ BHXH ở Việt Nam cũng dựa trên cơ sở đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và bù thiếu của nhà nước. Mức đóng bảo hiểm

xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương, tiền cơng của người lao động, cụ thể mức đóng góp hiện nay là 26%, trong đó người sử dụng lao động chi trả 18% và người lao động chi trả 8%. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.

Việc phân phối BHXH dựa trên nguyên tắc: Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. Người lao động hưởng chế độ BHXH thông qua hai quỹ: (1) quỹ BHXH ngắn hạn chi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; và (2) quỹ hưu trí và tử tuất.

Đến cuối năm 2015, cả nước có trên 12,07 triệu người tham gia Bảo hiểm xã hội, chiếm trên 23% lực lượng lao động (trong đó, tham gia BHXH bắt buộc trên 11,85 triệu người, tham gia BHXH tự nguyện trên 223 nghìn người). Cả nước hiện có gần 2,6 triệu người đang hưởng lương

hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội12 .

4.5.2.2. Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm do Nhà nước thực hiện khơng vì mục đích lợi nhuận. Người dân tự nguyện tham gia để được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm, bệnh tật. Ở Việt nam, bảo hiểm y tế được thực hiện từ năm 1992, hiện nay chúng ta đã có luật BHYT. Theo quy định của luật BHYT có hiệu lực từ ngày 1.1.2015, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc đối với toàn dân.

Nguyên tắc bảo hiểm y tế:

- Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế. - Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính (sau đây gọi chung là mức lương tối thiểu). - Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

- Chi phí khám bệnh, chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.

12 Bộ Lao động Thương binh- Xã hội

Cụ thể mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay được quy định theo từng loại đối tượng như sau:

- Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động khơng xác định thời hạn và có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên: đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương, tiền cơng, trong đó chủ sử dụng lao động đóng 2/3, người lao động đóng 1/3.

- Đối với người có cơng với cách mạng; cựu chiến binh; người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; trẻ em dưới 6 tuổi: đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương tối thiểu, được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100%.

- Đối với hộ cận nghèo: mức đóng hàng tháng bằng 4,5% mức lương tối thiểu và được nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50%.

- Đối với học sinh, sinh viên, mức đóng hàng tháng bằng 3% mức lương tối thiểu. Trong đó học sinh, sinh viên thuộc hộ cận nghèo được nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50%; học sinh, sinh viên không thuộc hộ cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%.

- Đối tượng tự nguyện tham gia BHYT: mức đóng hàng tháng bằng 4,5% mức lương tối thiểu và do đối tượng tự đóng. Luật bổ sung quy định giảm dần mức đóng góp BHYT khi tồn bộ thành viên trong gia đình tham gia BHYT: người thứ nhất đóng bằng mức quy định, người thứ hai, thứ ba, thứ tư... đóng lần lượt bằng 80%, 70%, 60% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ sáu trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Quy định này nhằm giảm gánh nặng tài chính cho hộ gia đình có nhiều người tham gia BHYT, khuyến khích người dân tham gia cho tất cả các thành viên trong hộ.

Mức hưởng bảo hiểm y tế: người tham gia BHYT khi khám chữa

bệnh theo đúng quy định được Quỹ BHYT thanh tốn chi phí khám chữa bệnh như sau:

- Thanh tốn 100% chi phí đối với người có cơng với cách mạng; trẻ em dưới 6 tuổi; một số đối tượng đang công tác trong lực lượng cơng an nhân dân.

- Thanh tốn 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tổng chi phí của một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu.

- Thanh toán 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người hưởng lương hưu, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội và trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn (người bệnh cùng chi trả 5% còn lại với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).

- Thanh tốn 80% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng khác (người bệnh cùng chi trả 20% còn lại với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).

Luật BHYT sửa đổi, được áp dụng từ 1/1/2015 đã có những thay đổi sau: Đối với hộ nghèo, người có cơng, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi,... được ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí để tham gia bảo hiểm y tế. Khi khám chữa bệnh, những đối tượng này sẽ được bảo hiểm y tế thanh tốn 100% chi phí khám chữa bệnh hiểm y tế (thay vì trước đây cùng chi trả 5%).

Đối với hộ cận nghèo được ngân sách hỗ trợ tối thiểu 70% để tham gia bảo hiểm y tế. Khi đi khám chữa bệnh, đối tượng này sẽ được bảo hiểm y tế thanh tốn 95% chi phí, chỉ phải chi trả 5% (trước đây 20%).

Đồng thời, quỹ BHYT cũng thanh tốn 100% đối với chi phí KCB đối với người tham gia BHYT từ 5 năm trở lên và trong năm đó họ có số tiền cùng chi trả chi phí KCB lớn hơn 6 tháng lương cơ bản.

Những thay đổi trong quy định BHYT đã quan tâm nhiều đến quyền lợi của người tham gia BHYT, mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT và mức hưởng BHYT nhằm giảm gánh nặng chi phí KCB, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế đối với toàn dân, đặc biệt với các đối tượng chính sách, những người nghèo, người yếu thế, hướng tới một hệ thống an sinh

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 37 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)