Những hạn chế của một chính phủ đại diện

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 118 - 120)

CHƯƠNG 6 : LỰA CHỌN CÔNG CỘNG

6.3. Lựa chọn công cộng trong cơ chế biểu quyết đại diện

6.3.1. Những hạn chế của một chính phủ đại diện

Tuy mỗi quốc gia có một hệ thống tổ chức pháp lý và thể chế khác nhau, nhưng trong hầu hết tất cả các Chính phủ hiện đại, người dân đều bầu đại diện của mình vào các cơ quan từ lập pháp đến hành pháp và tư pháp. Những người đại diện này luôn phải đứng trước một sự lựa chọn khó khăn giữa những quyết định mà họ cho là có lợi với xã hội nói chung

14 Khái niệm người đại diện ở đây được hiểu theo nghĩa rộng. Nó khơng chỉ bao hàm cá nhân mà cịn cả các tổ chức đại diện cho quyền lợi của người dân, mà trước hết là các cơ quan hành chính Nhà nước.

với những quyết định phản ánh đúng ý muốn của những cử tri bầu họ làm người đại diện. Thí dụ, một người đại diện cho quyền lợi của ngành thép có thể hiểu rất rõ về mặt kinh tế rằng, giảm bớt hàng rào bảo hộ sản xuất thép nội địa sẽ làm tăng phúc lợi xã hội, nhưng sẽ làm ngành thép của họ chịu thiệt hại. Vì thế, việc có nên ủng hộ thương mại tự do trong ngành thép hay không là một quyết định rất khó khăn đối với người đại diện.

Có hai yếu tố chi phối hành vi của người đại diện.

Thứ nhất, người đại diện cũng có những lợi ích riêng của họ và gia đình họ. Động cơ để họ làm việc có thể là địa vị trong xã hội hoặc những ưu đãi mà người đại diện được hưởng, vì thế họ cũng mong muốn được tái đắc cử trong nhiệm kỳ sau, hoặc được cất nhắc lên vị trí cao hơn. Do

đó, nếu người tiêu dùng có động cơ tối đa hố độ thoả dụng thì người đại diện cũng có động cơ tối đa hoá phiếu bầu, mà trước hết lá phiếu của những người mong muốn bầu ra người đại diện đó để bảo vệ quyền lợi của họ. Vì thế, người đại diện có xu hướng quan tâm nhiều đến lợi ích cử

tri của họ hơn là lợi ích xã hội chung chung.

Thứ hai, để giám sát được hành vi của người đại diện, cử tri cần tốn thời gian và chi phí. Quy mơ tổ chức cơng càng lớn thì chi phí để đề đạt nguyện vọng và giám sát hành vi người đại diện càng tốn kém. Do đó, những cử tri sẵn sàng giám sát nhất sẽ là những người mà lợi ích của họ phụ thuộc trực tiếp vào việc thông qua một quyết định chính sách. Họ

cùng nhau hình thành nên những nhóm lợi ích. Kết quả, hành vi của người đại diện thường bị đánh giá sát sao nhất bởi những nhóm lợi ích này, mà quyền lợi của họ có thể sẽ rất khác với quyền lợi của đơng đảo cử tri.

Tất nhiên, không phải người đại diện nào cũng có lợi ích cá nhân bị chi phối bởi hai yếu tố trên, nhiều người có quan điểm chính sách rất rõ ràng và sẵn sàng bảo vệ quan điểm đó mà khơng chịu sự chi phối của các nhóm lợi ích. Vì thế, những yếu tố phân tích ở đây chỉ nên xem như một xu hướng chung cần được phân tích khi đánh giá các quyết định chính sách cơng. Phần tiếp theo sẽ trình một số hạn chế chính khi người đại diện được giả định là theo đuổi lợi ích cá nhân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)