Khái niệm và lợi ích của lựa chọn công cộng

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 97 - 100)

CHƯƠNG 6 : LỰA CHỌN CÔNG CỘNG

6.1. Khái niệm và lợi ích của lựa chọn công cộng

6.1.1. Cơ chế tư nhân và cơ chế công cộng phân bổ nguồn lực

Ở các chương trước, chúng ta đã biết đến hai loại hàng hóa, đó là HHCN và HHCC. Đối với HHCN, người ta thường sử dụng cơ chế thị

trường để phân bố nguồn lực, thông qua hệ thống giá cả thị trường. Giả

sử thị trường của một HHCN lúc đầu cân bằng tại một điểm. Vì lý do nào đó, cầu về hàng hóa này tăng lên, đường cầu dịch chuyển sang phải, làm giá cả tăng lên, do đó các hãng sẽ sản xuất nhiều hơn. Như vậy, giá cả phản ánh thị hiếu của người tiêu dùng và truyền tín hiệu cho người sản xuất. Tương tự, nếu vì lý do nào đó mà hàng hóa được sản xuất với chi phí rẻ hơn, dẫn đến tăng cung thì đường cung dịch chuyển sang phải, giá cả hạ xuống, do đó người tiêu dùng tăng cầu. Ở đây một lần nữa, giá cả truyền thông tin từ hãng sản xuất sang người tiêu dùng. Nhờ vậy, nguồn lực được phân bổ đạt hiệu quả Pareto là thông qua cơ chế tư nhân.

Đối với HHCC thì hồn tồn khác, cầu hàng hố cơng cộng không

được thể hiện trên thị trường, nó phản ánh lợi ích xã hội biên so với chi phí xã hội biên. Lợi ích xã hội biên được đo bằng tổng lợi ích mà các cá nhân có được, chi phí xã hội biên chính là chi phí mà xã hội phải bỏ ra để

có thêm 1 đơn vị hàng hố cơng cộng. Nếu tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị hàng hóa cơng cộng cuối cùng bằng chi phí tăng thêm đối với xã hội để cung cấp nó thì sản xuất hàng hố cơng đó là hiệu quả. MSB = ∑MPB.

Quyết định cung cấp hàng hố cơng khơng do các cá nhân mà dựa trên cơ chế công cộng: các cá nhân trong xã hội bầu ra người đại diện, các đại diện này lại bỏ phiếu cho việc chi tiêu hàng hố cơng cộng. Như vậy, đối với hàng hố cơng cộng thì sử dụng cơ chế công cộng để phân bổ nguồn lực.

Hai cơ chế phân bổ nguồn lực là rất khác nhau: một bên là cá nhân quyết định chi tiêu tiền của mình và một bên là tổ chức đại diện cho cộng đồng quyết định chi tiêu tiền của xã hội. Các cá nhân bầu ra những đại diện, những đại diện này lại bỏ phiếu để phản ánh quan điểm của cử tri chứ không phải quan điểm riêng của mình. Khi đại biểu này bỏ phiếu, ông ta sẽ bỏ phiếu theo quan điểm của cử tri mà ông ta đại diện. Tuy nhiên, các cử tri cũng có các quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đưa ra một quyết định tập thể đúng? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta phải xem xét các nguyên tắc lựa chọn công cộng (LCCC).

6.1.2. Khái niệm về lựa chọn công cộng

Lựa chọn cơng cộng là một q trình mà trong đó ý muốn của các cá nhân được kết hợp lại trong một quyết định tập thể. Khác với lựa chọn cá nhân, LCCC có các đặc điểm sau:

- Tính không phân chia: Nếu trong lựa chọn cá nhân, mỗi người tự đưa ra quyết định thì trong LCCC, quyết định của cá nhân được kết hợp trong một quyết định tập thể. Quyết định cá nhân nằm trong quyết định tập thể.

- Tính cưỡng chế: Nếu trong lựa chọn cá nhân, quyết định của anh ta chỉ có tác dụng đối với bản thân anh ta thì trong LCCC, quyết định tập thể mang tính chất cưỡng chế, bắt buộc mọi người phải tuân thủ.

6.1.3. Lợi ích của lựa chọn công cộng

Một câu hỏi được đặt ra là LCCC có lợi ích gì khơng? Lợi ích của lựa chọn công cộng là huy động được nguồn lực và sức mạnh tập thể để đạt tới đường khả năng thoả dụng.

Chúng ta hình dung một xã hội chỉ có hai nhóm người: A và B. Đó có thể là nhóm người giàu và nhóm người nghèo, nhóm ở thành thị và nhóm ở nơng thơn...và giả định rằng mỗi nhóm đều có sở thích và lợi ích thống nhất với nhau. Hình 6.1 mơ tả kết cục kinh tế khi có và khi khơng có các hành động tập thể. Điểm F biểu thị một tình trạng “tự do vơ chính phủ”, trong đó các hàng hóa và dịch vụ cơng cộng (như đường sá, giáo dục, tiêm chủng cho trẻ em...) khơng được chính phủ cung cấp. Khi đó cuộc sống của cộng đồng và dân cư rất nghèo nàn và lạc hậu.

Trái lại, khi xã hội tập hợp lại với nhau và đưa ra các quyết định tập thể hợp lý (như chính phủ xây dựng đường cao tốc, hỗ trợ cho giáo dục và đào tạo, triển khai các chương trình y tế cộng đồng...) sẽ góp phần thúc đẩy sự gia tăng nhanh chóng của năng suất lao động, góp phần đạt được hiệu quả Pareto. Điều này được biểu thị bằng sự di chuyển từ điểm F nằm bên trong đến một điểm E nằm trên đường khả năng thoả dụng.

Tuy nhiên, không phải khi nào LCCC cũng có hiệu quả như mong muốn. Trong thực tế, LCCC có thể mang lại các kết cục sau (Hình 6.2):

Hình 6.1: Kết cục khi có và khơng có lựa chọn công cộng

Độ thỏa dụng của A (UA) Độ thỏa dụng của B (UB)

- Chính phủ tiến hành các hoạt động gây thiệt hại cho tất cả mọi người (trường hợp hiếm thấy). Lúc này có sự di chuyển từ điểm F đến điểm H, phúc lợi xã hội giảm đi.

- Các kết cục chỉ mang tính phân phối lại, cái lợi của người này là cái thiệt của người khác. Trong trường hợp này, chính phủ đánh thuế một nhóm người để làm lợi cho nhóm kia (như thuế nhập khẩu hàng hóa). Di chuyển từ điểm F đến điểm I, lợi ích người này tăng lên, lợi ích người khác giảm đi.

- Hành động tập thể có thể tạo ra hồn thiện Pareto, làm cho tất cả mọi người cùng được lợi và không ai bị thiệt. Di chuyển từ điểm F đến điểm E.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)