Trợ giúp xã hội cho các đối tượng yếu thế

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 90 - 92)

CHƯƠNG 2 : THỊ TRƯỜN G HIỆU QUẢ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI

5.3. Chương trình trợ cấp phúc lợi xã hội ở Việt Nam

5.3.1. Trợ giúp xã hội cho các đối tượng yếu thế

Trợ giúp xã hội cho các đối tượng yếu thế bao gồm trợ giúp thường xuyên và trợ giúp không thường xuyên (đột xuất). Đây là hình thức quan trọng trong việc hỗ trợ thu nhập thường xuyên và đột xuất cho các đối tượng yếu thế như người khuyết tật, người cao tuổi, người tâm thần, trẻ em mồ cơi, có hồn cảnh đặc biệt khó khăn... nhằm góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao năng lực phòng chống và chống chọi với rủi ro cho các nhóm yếu thế này.

5.3.1.1. Trợ giúp xã hội thường xuyên

Đây là chính sách trợ giúp tất cả các đối tượng, không chỉ hộ nghèo, bao gồm người già (trên 85 tuổi), người khuyết tật, người già cô đơn, người tâm thần, người đơn thân nuôi con nhỏ, trẻ mồ côi. Theo số liệu năm 2015 của Bộ LĐTB và XH, số người hưởng trợ cấp xã hội là 2,6 triệu người với tổng kinh phí được ngân sách Nhà nước đảm bảo là khoảng 11.700 tỷ đồng. Trong đó, nhóm người từ 85 tuổi trở lên chiếm 43,1%, nhóm người khuyết tật chiếm 24,5%, người già cơ đơn 9,6%, người tâm thần 8,6%, người đơn thân nuôi con nhỏ 7,6%, trẻ em mồ cơi 5%.

Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội đã mở rộng tới tất cả các đối tượng không chỉ các hộ nghèo. Chiến lược an sinh xã hội đã mở rộng sự trợ giúp thường xuyên đến 10 nhóm yếu thế có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhiều mơ hình trợ giúp xã hội được xây dựng phù hợp với nhu cầu của các nhóm đối tượng, vốn đa dạng trên thực tế và khác

nhau giữa các địa phương. Chương trình trợ giúp xã hội đã đáp ứng được nhu cầu bức xúc, góp phần giảm bớt khó khăn thúc bách và sự mặc cảm của các đối tượng xã hội (Nguyễn Hải Hữu, 2006). Bên cạnh những ưu điểm trên, hoạt động trợ giúp xã hội cịn có những hạn chế, thách thức sau đây: Trước hết, số người được hưởng trợ giúp thường xuyên hiện cịn ít, chỉ chiếm khoảng 1,8% dân số (tỷ lệ này ở nhiều nước trong khu vực từ 2,5-3,0%). Những qui định về tiêu chí và điều kiện được hưởng còn quá chặt chẽ, cứng nhắc nên người dân ít được tiếp cận. Mức chuẩn để tính mức trợ cấp còn thấp, chỉ bằng 1/3 so với chuẩn nghèo và chưa bảo đảm nhu cầu trợ cấp của đối tượng. Mặc dù mức trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ đã được điều chỉnh nhiều lần song ở mức độ quá thấp so với nhu cầu. Với tốc độ lạm phát như thời gian qua, mức trợ cấp xã hội quá thấp, do vậy trợ giúp chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Các đối tượng bảo trợ khó có thể đảm bảo được cuộc sống ở mức tối thiểu, và rất cần sự trợ giúp của người thân, gia đình và cộng đồng. Công tác trợ giúp thường xuyên ở nhiều địa phương tuy gắn với mục tiêu giảm nghèo nhưng lại thường trùng lặp với hộ nghèo gây nên sự chồng chéo nguồn lực trợ giúp. Do vậy, việc xác định đối tượng cũng như chi trả cũng còn nhiều bất cập: chưa tách bạch rõ việc xác định đối tượng và chi trả, dẫn đến sự thiếu minh bạch trên thực tế. Hình thức trợ giúp thường xuyên chưa được lượng hóa, do đó khó có thể đánh giá đúng hiệu quả của chương trình. Hoạt động trợ cấp còn chưa kịp thời đối với một số đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi. Nhiều đối tượng vẫn chưa được biết thơng tin về chính sách này. Các mơ hình chăm sóc đối tượng dựa vào cộng đồng chưa phát triển.

5.3.1.2. Trợ giúp xã hội đột xuất (khơng thường xun)

Đây là loại hình bảo trợ khi xảy ra những rủi ro bất thường đang có xu hướng ngày càng nhiều và trên diện rộng. Hầu hết người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai đều ít nhiều được hỗ trợ, khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống. Hoạt động này được triển khai rộng rãi ở cộng đồng, trong nhiều năm qua đã trợ cấp hàng nghìn tỉ đồng và hàng chục nghìn tấn lương thực, thuốc men, chủ yếu nhằm trợ giúp khắc phục hậu quả thiên tai. Công tác cứu trợ đột xuất cũng đã huy động được phong trào tương thân, tương ái của mọi tầng lớp nhân dân, của các tổ chức quần chúng, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và cộng đồng

người Việt Nam ở nước ngồi, nhờ đó đã đóng góp được một phần đáng kể cho những thiếu hụt nguồn lực từ ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, do diện che phủ thấp, lại không kịp thời nên phạm vi trợ giúp còn hẹp, tập trung chủ yếu cho đối tượng bị rủi ro thiên tai, chưa bao gồm các đối tượng chịu những rủi ro kinh tế và xã hội. Mức trợ cấp đột xuất còn quá thấp, chưa bù đắp được quá 1/5 thiệt hại của hộ gia đình. Cơng tác quản lý hoạt động trợ giúp từ cộng đồng xã hội cịn nhiều bất cập, khó kiểm sốt và điều phối được các nguồn hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)