Định lý bất khả thi Arrow

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 116 - 118)

CHƯƠNG 6 : LỰA CHỌN CÔNG CỘNG

6.2. Lựa chọn công cộng trong cơ chế biểu quyết trực tiếp

6.2.4. Định lý bất khả thi Arrow

Như trên đã phân tích, cả biểu quyết theo đa số tương đối lẫn liên minh bỏ phiếu đều khơng đảm bảo mang lại những kết cục đáng có đối với LCCC. Từ đó nảy sinh ra một câu hỏi quan trọng là liệu có tồn tại một cơ chế hay một hệ thống các nguyên tắc bỏ phiếu nào giúp xã hội có thể đưa ra được quyết định chung mà loại trừ được những khiếm khuyết trên hay không? Nhà kinh tế học người Mỹ được giải thưởng Nobel năm 1951 Kenneth Arrow đã tìm ra được một hệ thống lý tưởng các tiêu chuẩn mà bất kỳ nguyên tắc ra quyết định tập thể nào trong xã hội hiện đại cũng cần thoả mãn. Theo ông, để đảm bảo công bằng, một nguyên tắc LCCC cần thoả mãn ít nhất các điều kiện sau:

1. Nguyên tắc ra quyết định tập thể đó phải có tính chất bắc cầu, có nghĩa là nếu phương án A được ưu tiên hơn phương án B, phương án B được ưu tiên hơn phương án C, thì phương án A phải được ưu tiên hơn phương án C.

2. Nguyên tắc ra quyết định phải theo đúng lựa chọn của các cá nhân. Nói cách khác, nếu tất cả các cá nhân đều ưu tiên phương án A so với B thì thứ tự ưu tiên mà xã hội sắp xếp cũng phải đặt phương án A lên trên phương án B.

3. Nguyên tắc ra quyết định phải đảm bảo tính khách quan, theo nghĩa nguyên tắc ấy phải luôn lựa chọn một phương án như nhau nếu được áp dụng vào một tập hợp các phương án như nhau và một tập hợp như nhau về sự lựa chọn của cá nhân.

4. Không cho phép tồn tại sự độc tài, tức là lựa chọn của xã hội khơng chỉ phản ánh ý thích của một cá nhân duy nhất nào đó và bất chấp sự lựa chọn của người khác.

Tất cả các tiêu chuẩn trên đều rất hợp lý đối với một quá trình ra quyết định tập thể công bằng. Về cơ bản, nó yêu cầu rằng cơ chế lựa chọn của xã hội phải lôgic và tôn trọng sự lựa chọn của các thành viên.

Đáng tiếc, định lý của Arrow đã chứng minh rằng, xã hội không thể tìm được được nguyên tắc lựa chọn nào làm thỏa mãn xã hội, bất kể một nguyên tắc LCCC công bằng nào (tức là thoả mãn cả bốn điều kiện trên) đều khơng đảm bảo được việc sắp xếp trình tự các phương án của xã hội cũng có tính bắc cầu. Nói cách khác, hiện tượng biểu quyết quay vịng (giống như những gì đã xảy ra trong phần trình bày về nghịch lý biểu quyết) đều có khả năng xuất hiện từ bất kỳ nguyên tắc ra quyết định tập thể cơng bằng nào hiện nay. Vì thế, định lý này được gọi là Định lý Bất khả của Arrow.

- Định lý Bất khả thi Arrow có ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu các vấn đề về lựa chọn cơng cộng.

Thứ nhất, ai có khả năng kiểm sốt lịch trình bỏ phiếu, người đó sẽ có nhiều cơ hội thao túng lựa chọn của xã hội vì hiện tượng quay vịng có thể nảy sinh từ bất kỳ nguyên tắc lựa chọn công bằng nào.

Thứ hai, việc đưa ra các lựa chọn chính sách có thể nảy sinh hiện tượng quay vịng đơi khi cũng có ý nghĩa tích cực đối với cử tri trong trường hợp nếu khơng có sự bỏ phiếu thì có thể dẫn đến một kết cục khơng đáng có. Thí dụ, những người có nhiều khả năng thua thiệt khi

một chính sách mới được ban hành sẽ cố gắng đưa ra thêm một vấn đề mới có khả năng tạo ra hiện tượng quay vịng vào chương trình nghị sự, rồi nhờ vào khả năng sắp xếp lịch trình bỏ phiếu để đưa vấn đề đó trở thành lựa chọn của xã hội. Bằng cách nào đó, họ có thể tránh được sự áp chế của đa số hoặc những nhóm có quyền lực mạnh khác.

Các cử tri bản thân họ cũng không trung lập, khi bỏ phiếu họ cũng nhằm bảo vệ lợi ích cá nhân chứ khơng phải hồn tồn vì xã hội.

Ví dụ như những người khơng hút thuốc ủng hộ mạnh mẽ nhất những biện pháp cấm hút thuốc. Sinh viên và gia đình thu nhập thấp phản đối mạnh mẽ nhất đề án tăng học phí...

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)