Các phiên bản khác của nguyên tắc biểu quyết theo đa số

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 112 - 116)

CHƯƠNG 6 : LỰA CHỌN CÔNG CỘNG

6.2. Lựa chọn công cộng trong cơ chế biểu quyết trực tiếp

6.2.3. Các phiên bản khác của nguyên tắc biểu quyết theo đa số

6.2.3.1. Nguyên tắc biểu quyết cùng lúc và biểu quyết cho điểm

Một hạn chế đối với nguyên tắc biểu quyết đấu cặp là nó buộc phải lựa chọn từng cặp phương án khác nhau cho đấu với nhau, rồi từ đó tìm ra một phương án thắng cử lọt vào vòng sau. Cách làm này, trong nhiều trường hợp, đã dẫn đến hiện tượng quay vòng biểu quyết và kết quả bỏ phiếu cuối cùng lại phụ thuộc rất lớn vào sự sắp xếp lịch trình bỏ phiếu của cơ quan có trách nhiệm tổ chức bỏ phiếu.

Để khắc phục nhược điểm này, nhiều khi người ta tiến hành biểu

quyết nhiều phương án cùng lúc. Theo nguyên tắc này, mỗi cử tri sẽ xếp

hạng các phương án theo thứ tự ưu tiên. Nếu có 10 phương án thì phương án nào được cử tri ưa thích nhất sẽ được xếp vị trí thứ 1, cịn phương án nào kém hấp dẫn nhất thì xếp vị trí thứ 10. Tất cả các con số xếp hạng đó của các cử tri được cộng lại và phương án nào có con số tổng nhỏ nhất sẽ là phương án được chọn.

Ưu điểm của nguyên tắc biểu quyết này là cùng lúc sẽ cho hai phương án lựa chọn.

Tuy nhiên, nguyên tắc này vẫn có nhược điểm là nó khơng cho phép cá nhân được bộc lộ rõ mức độ cảm nhận của họ về giá trị của các lựa chọn. Việc cá nhân chỉ thích phương án A hơn phương án B một chút hay thích hơn rất nhiều khơng ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu. Để khắc phục điều này, trong nhiều trường hợp, người ta tiến hành biểu quyết cho

điểm. Ở đây, mỗi cá nhân có một số điểm nhất định mà họ có thể phân phối giữa các phương án khác nhau tuỳ ý thích. Vì thế, có người có thể cho phương án ưa thích nhất tồn bộ số điểm, cịn các phương án khác có số điểm bằng 0. Hoặc cử tri khác có thể có cách phân bổ riêng số điểm đó cho các phương án khác nhau. Kết quả bỏ phiếu lúc này sẽ phụ thuộc vào mức độ đánh giá các phương án của từng cá nhân và kết quả ấy có thể khác xa với những gì có được từ ngun tắc biểu quyết đấu cặp hay biểu quyết cùng một lúc nói trên.

Để thấy rõ sự khác biệt hai nguyên tắc biểu quyết này, hãy xét một ví dụ sau.

Ví dụ 5: Giả sử ba cử trí X, Y, Z được yêu cầu cho điểm giữa các

phương án A, B, C. Mỗi cử tri có trong tay 10 điểm. Biểu sau phản ánh kết quả cho điểm của từng cử tri.

- Nguyên tắc biểu quyết đấu cặp sẽ kết luận phương án B thắng cử (giữa A và B, cử tri X sẽ chọn A còn cử tri Y và Z chọn B nên phương án B thắng với số phiếu 2/1, sau đó giữa B và C thì phương án B sẽ thắng với số phiếu 2/1 vì nó được cử tri X và Z chọn).

- Kết quả cho điểm giữa các phương án Lựa

chọn

Cử tri X Cử tri Y Cử tri Z

Cùng lúc Cho điểm Cùng lúc Cho điểm Cùng lúc Cho điểm A B C 1 2 3 5 3 2 3 2 1 1 3 6 3 1 2 1 5 4 Với nguyên tắc biểu quyết cùng lúc, các cử tri sẽ xếp hạng phương án từ 1 (với phương án ưu tiên nhất) đến 3 (với phương án ít hấp dẫn nhất). Kết quả, phương án B vẫn thắng vì tổng số điểm xếp hạng nhỏ nhất (bằng 5).

Còn nếu biểu quyết cho điểm thì phương án C sẽ thắng do nhận được tổng số điểm cao nhất (bằng 12). Kết quả này đại diện tốt hơn cho ý thích của các cử tri về từng phương án.

Như vậy ưu điểm của biểu quyết cho điểm là cho phép cử tri phản ánh mức độ ưa thích của mình đối với các phương án. Nhưng nó cũng có nhược điểm, đó là do mọi người đều cho điểm tối đa phương án mà mình lựa chọn nên có thể xảy ra hiện tượng các cư tri sử dụng chiến lược biểu quyết, liên minh trong biểu quyết để kiểm soát kết quả.

Sử dụng chiến lược biểu quyết

Ở phần trên, chúng ta tạm thời giả định khơng có cử tri nào sử dụng chiến lược biểu quyết, nhưng thực tế lại không đơn giản như vậy. Các cử tri khi biểu quyết sẽ tính đến cả động thái, hành vi của các cử tri khác và họ sẽ khơng bỏ phí lá phiếu của mình cho những phương án không thể thắng cử, cho dù đó là phương án mà cá nhân họ ưa thích. Cụ thể hơn, họ

sẵn sàng bỏ phiếu cho lựa chọn tốt thứ nhì đối với họ để tránh việc phải chấp nhận phương án tồi nhất.

Trong ví dụ như trên, cử tri X biết rằng, nếu cho điểm khách quan thì phương án C, phương án mà anh ta ghét nhất, sẽ thắng. Khi dó, X có thể phóng đại sự lựa chọn của mình đối với phương án A bằng cách cho hết phương án A khi ấy sẽ được 12 điểm, còn phương án B và C lần lượt được 8 và 10 điểm và A sẽ thắng. Tất nhiên, những cử tri khác cũng hoàn tồn có thể sử dụng các chiến lược tương tự và kết của cuối cùng chỉ phụ thuộc vào kỹ năng chính trị của từng người.

6.2.3.2. Liên minh trong biểu quyết theo đa số

Liên minh là một hệ thống cho phép các cá nhân được trao đổi phiếu bầu với nhau và do đó có thể bộc lộc được mức độ quan tâm khác nhau của cá nhân với từng vấn đề được biểu quyết.

Việc liên minh trong bầu cử để mua bán phiếu bầu là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng mua bán phiếu bầu có thể dẫn đến sự cung cấp hiệu quả HHCC. Trái lại, quan điểm phản đối cho rằng sự liên minh sẽ dẫn đến nguy cơ xã hội phải chấp nhận những quyết định chỉ có lợi cho một số nhóm lợi ích đặc biệt, cịn xã hội nói chung thì bị thiệt thịi. Những thí dụ sau đây sẽ minh họa rõ nét cho hai quan điểm nói trên.

Trường hợp: Liên minh bầu cử làm tăng phúc lợi xã hội

Giả sử một cộng đồng đang xem xét ba dự án xây dựng bệnh viện, trường học hay thư viện. Cộng đồng này có ba cử tri X, Y và Z. Lợi ích của các cử tri từ mỗi dự án được phản ánh trong bảng sau (dấu âm để chỉ những tổn thất lợi ích cá nhân do chi phí đối với họ vượt quá lợi ích mà họ nhận được). Ở đây, mỗi cử tri được quyền cho điểm tự do từng phương án mà không bị giới hạn bởi tổng số điểm được phép.

Dự án Cử tri Tổng lợi ích rịng X Y Z Bệnh viện Trường học Thư viện 200 - 40 -120 - 50 150 - 60 - 55 - 30 400 95 80 220

Điều nhận xét đầu tiên là tổng lợi ích rịng của ba dự án đều dương. Điều đó có nghĩa là cộng đồng, xét trên tổng thể, sẽ có lợi nếu bất kể dự án nào được thông qua. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu từng dự án được biểu quyết riêng rẽ? X sẽ bỏ phiếu cho bệnh viện vì lợi ích rịng của anh ta dương, nhưng Y và Z sẽ phủ quyết vì lợi ích rịng của họ âm.

Nếu biểu quyết theo đa số thì dự án bệnh viện khơng được thơng qua. Tương tự, cả dự án trường học và thư viện đều bị bác bỏ. Kết quả là cộng đồng sẽ không được hưởng bất kỳ HHCC nào trong số nói trên, mặc dù xét tổng thể, cộng đồng đều có lợi từ cả ba dự án.

Mua bán phiếu bầu có thể giúp khắc phục được tình trạng này. Giả sử, X đồng ý bỏ phiếu cho trường học, Y đồng ý bỏ phiếu cho bệnh viện. X sẵn sàng chấp nhận sự thương lượng này vì nếu cả hai dự án được thông qua anh ta vẫn được hưởng một mức lợi ích rịng nhất định bằng 160 ( = 200 - 40). Cịn Y cũng vậy vì, anh ta vẫn được hưởng lợi ích rịng 100 ( = 150 - 50). Kết quả:

- Liên minh giữa X và Y đã cho phép cả hai dự án bệnh viện và trường học được thông qua.

- Liên minh giữa Y và Z với nhau thì dự án trường học và thư viện đều được chấp nhận.

- Liên minh giữa Z và X thì hai dự án thư viện và bệnh viện đều được thơng qua.

Tóm lại, liên minh bầu cử đã giúp cả ba dự án được thông qua, một kết cục khơng thể có được nếu tiến hành biểu quyết theo đa số tương đối.

Trường hợp: Liên minh bầu cử làm giảm phúc lợi xã hội

Tuy nhiên, không phải lúc nào sự liên minh giữa các cử tri cũng mang lại kết quả mong muốn đối với xã hội. Biểu sau thể hiện các lựa chọn của ba cử tri trên, nhưng với mức độ đánh giá lợi ích của ba dự án này khác đi. Dự án Cử tri Tổng lợi ích rịng X Y Z Bệnh viện Trường học Thư viện 200 - 40 -270 - 110 150 - 140 - 105 - 120 400 - 15 - 10 - 10

- Xét tổng thể, cả ba dự án đều có tổng lợi ích rịng âm nên cộng đồng nói chung sẽ khơng được lợi gì nếu một trong ba dự án trên được thông qua.

- Nếu biểu quyết theo đa số sẽ khơng có phương án nào được thơng qua, cộng đồng khơng thiệt hại gì vì khơng có HHCC được cung cấp.

- Nhưng nếu có sự liên minh thì một số trong những dự án phi hiệu quả trên có thể được thông qua. Giả sử, X vẫn sẵn sàng bỏ phiếu cho trường học vì lợi ích rịng của anh vẫn dương 160 (= 200 - 40) nếu Y sẵn sàng bỏ phiếu cho bệnh viện. Mà điều này cũng sẽ được Y chấp nhận vì anh ta vẫn thu được lợi ích rịng bằng 40 ( =150 - 110). Tương tự, Y và Z cũng có thể liên minh với nhau để dự án trường học và thư viện được thơng qua.

- Kết quả nếu có liên minh: X và Y liên minh, bệnh viện và trường học được thơng qua. Y và Z liên minh thì trường học và thư viện được thông qua. X và Z liên minh, bệnh viện và thư viện được thông qua.

Đến đây, có thể kết luận rằng, tuy liên minh bầu cử đơi khi có thể làm cải thiện PLXH, nhưng kết cục đó khơng phải ln ln đúng. Ngồi ra, các liên minh này thường khơng ổn định vì cịn tuỳ thuộc vào năng lực thương lượng của các bên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)