CHƯƠNG 6 : LỰA CHỌN CÔNG CỘNG
6.3. Lựa chọn công cộng trong cơ chế biểu quyết đại diện
6.3.4. Hành vi tìm kiếm đặc lợi
Như trên đã nói, một số cá nhân có thể thấy rằng, họ phải có nghĩa vụ phấn đấu vì lợi ích chung của xã hội, do phải bày tỏ quan điểm nhất quán của mình về các vấn đề chính sách cơng, bất kể điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích riêng của họ. Tuy nhiên, nhìn chung lợi ích cá nhân đều đóng vai trị quan trọng chi phối hành vi của mọi người, kể cả
trong việc tham gia vào các vấn đề chính sách. Nếu mọi cá nhân đều hợp lý về mặt kinh tế thì lợi ích rịng dự kiến thu được từ việc tham gia càng lớn, họ càng có động lực để làm điều đó. Chính sách nào có lợi ích dàn trải và đồng đều cho tất cả các cử tri thì chính sách đó càng khó tạo nên sự hậu thuẫn chính trị tích cực. Vì với từng cá nhân, chi phí tham gia vào hoạt động hậu thuẫn chính sách này sẽ lớn hơn lợi ích mà có thể nhận được nếu chính sách đó được thơng qua. Tương tự, mỗi cá nhân có thể cũng thấy khơng có lợi ích gì nhiều nếu phản đối một chính sách mà chi phí của nó được dàn trải rộng.
Trái lại, nếu chính sách tạo ra những lợi ích hoặc chi phí tập trung thì ít nhất sẽ có những nhóm người thấy rằng, vì lợi ích của mình cần tham gia vào quá trình lựa chọn chính sách. Như vậy, nếu người đại diện hành xử theo phản ứng chính sách từ phía cử tri thì họ có xu hướng sẽ ủng hộ cho những chính sách có lợi ích tập trung và phản đối những chính sách có chi phí tập trung. Điều đó dẫn đến nguy cơ lựa chọn cơng cộng có thể thơng qua những chính sách có tổng chi phí lớn hơn tổng lợi ích.
Lợi ích kinh tế tập trung (và chi phí kinh tế phân tán) thường nảy sinh khi Chính phủ can thiệp vào thị trường. Sự can thiệp đó có thể vơ tình hay hữu ý tạo ra những đặc lợi - tức là những lợi ích thu về cho chủ sở hữu nguồn lực vượt q lợi ích mà họ có được nếu sử dụng nguồn lực vào các phương án thay thế khác.
Vận động hậu trường để có được những đặc lợi đó được gọi là hành vi tìm kiếm đặc lợi. Thí dụ, các nhóm lợi ích có thể vận động để duy trì các chính sách hạn chế cạnh tranh như phân bổ hạn ngạch nhập khẩu, quy định các loại giấy phép hay chứng chỉ hành nghề, đặt ra những tiêu chuẩn hạn chế sự gia nhập ngành... Tuy nhiên, khơng phải lúc nào việc tìm kiếm đặc lợi này cũng mang lại lợi ích rịng cho những người vận động hậu trường. Nếu chi phí vận động quá lớn, nó có thể lấy đi hết giá trị của những đặc lợi mà họ được hưởng. Trong trường hợp đó, người tìm kiếm đặc lợi có thể chẳng nhận được gì nhiều hơn những thứ mà họ có khi khơng tham gia vận động hậu trường.
Mặc dù lợi ích tập trung thường có lợi thế khi cần huy động nguồn lực tham gia vận động chính sách, nhưng nếu những lợi ích phân tán biết
tập hợp lại với nhau trong một tổ chức nhất định thì họ có thể sử dụng cơ cấu tổ chức hiện có để giúp họ khắc phục được vấn đề kẻ ăn không, vốn sẽ nảy sinh nếu họ phải bộc lộ ý muốn của mình một cách riêng lẻ. Các hiệp hội ngành nghề, tổ chức cơng đồn... là những thí dụ về tổ chức kiểu này. Trong một số trường hợp đặc biệt, lợi ích phân tán khơng có tổ chức vẫn có thể “thắng” lợi ích tập trung, nếu đại bộ phận dân chúng đều quan tâm đến một vấn đề chính sách chung và họ có rất ít lịng tin vào những vấn đề gắn với lợi ích tập trung. Thí dụ, việc tăng giá dược phẩm đột ngột có ảnh hưởng bất lợi đến tất cả người dân, buộc Chính phủ phải có những biện pháp để ổn định giá cả, mặc dù điều đó có thể khơng có lợi cho các nhà cung ứng dược phẩm.
Việc hình thành và phát triển các tổ chức tìm kiếm đặc lợi này có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Trước hết, nó làm xã hội tốn nguồn lực vào việc vận động hậu trường, trong khi những nguồn lực đó có thể được sử dụng có hiệu quả hơn vào sản xuất. Hơn nữa, nếu sự vận động của các nhóm lợi ích thành cơng thì nó có nguy cơ kìm hãm khả năng ứng dụng công nghệ mới và tái phân bổ nguồn lực của xã hội để phù hợp với những điều kiện mới.