Những nguyên tắc cơ bản của một hệ thống thuế

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 2 : THỊ TRƯỜN G HIỆU QUẢ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI

5.1. Công cụ thuế

5.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của một hệ thống thuế

Một hệ thống thuế được xây dựng phải đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc thứ nhất là Tính hiệu quả: hệ thống thuế phải đảm bảo

tính hiệu quả trên các mặt sau:

Thứ nhất, hiệu quả can thiệp đối với nền kinh tế là lớn nhất. Xét trên phương diện kinh tế, hệ thống thuế của chính phủ bao giờ cũng ảnh hưởng đến phân bổ nguồn lực của xã hội bởi thuế ảnh hưởng đến hành vi, thuế gây méo mó do phản ứng của các cá nhân khi nộp thuế. Chỉ có một loại thuế duy nhất là thuế khốn- các cá nhân khơng thể làm gì để thay đổi nghĩa vụ đóng thuế của mình- là khơng gây méo mó đến hoạt động kinh tế, tất cả các loại thuế cịn lại đều gây méo mó ít nhiều đến hoạt động kinh tế. Do vậy, tính hiệu quả của thuế phải được xem xét trên hai giác độ:

Một là giảm thiểu những tác động tiêu cực của thuế trong phân bổ nguồn lực xã hội, vốn đã đạt được dưới tác động của thị trường cạnh tranh, bởi vì trong nền kinh tế cạnh tranh, giá cả sẽ là tín hiệu hiệu quả để phân bổ nguồn lực cho người sản xuất và người tiêu dùng. Trong điều kiện như vậy, mọi sự can thiệp bằng thuế sẽ làm giá cả bị “bóp méo”, gây ra sự phi hiệu quả cho nền kinh tế, thể hiện ở khái niệm “sự mất trắng” (dead weight loss) do thuế gây ra.

Hai là tăng cường vai trò của thuế trong trường hợp phân bổ nguồn lực chưa hiệu quả, (ví dụ như thuế ô nhiễm). Thị trường trong một số trường hợp thất bại trong việc phân bổ nguồn lực nên cần hệ thống thuế để điều chỉnh nhằm đảm bảo hiệu quả của nền kinh tế.

Thứ hai, hiệu quả tổ chức thu thuế lớn nhất. Khi thu thuế bao giờ

cũng phát sinh chi phí (trực tiếp và gián tiếp). Tính hiệu quả của thu thuế thể hiện ở chỗ thuế thu được nhiều nhất trên cơ sở chi phí hành chính thấp nhất. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu này cần hệ thống thuế có cơ sở thuế rộng, thuế suất thấp để đơn giản, dễ hiểu, dễ kiểm tra, kiểm soát, tránh được hiện tượng trốn thuế.

Nguyên tắc thứ hai là Tính cơng bằng: hệ thống thuế phải công

bằng trong đối xử với các cá nhân, công bằng trong phân chia gánh nặng của thuế.

Hai mục tiêu thường xuyên được xem xét khi đo lường cơng bằng thuế, đó là cơng bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc.

nhập cao hơn, giàu có hơn, lợi nhuận nhiều hơn) sẽ phải trả thuế cao hơn so với nhóm ít nguồn lực hơn.

Công bằng theo chiều ngang là các cá nhân về mọi mặt như nhau thì cần

được đối xử như nhau trong cùng hệ thống thuế. Tuy nhiên, trong thực tế, ngun tắc này ít có tính khả thi bởi vì nó khơng chỉ rõ tiêu thức nào để xác định hai cá nhân như nhau, mặt khác nó cũng khơng nói rõ việc đối xử như nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế là như thế nào.

Ví dụ: hãy tưởng tượng bạn bè của tơi và tơi là giống hệt nhau về trí thơng minh, giáo dục, học vấn và nghề nghiệp. Tôi chọn dành nhiều thời gian hơn ở nhà với các con tôi, trong khi bạn tôi lựa chọn dành nhiều hơn thời gian vào cơng việc của mình. Mặc dù giống nhau ở nhiều khía cạnh, người bạn của tơi có thu nhập cao hơn tôi, và sẽ nộp thuế thu nhập cao hơn.

Một mặt, chúng tơi có các khoản thu nhập khác nhau, vì vậy chúng tơi phải trả các loại thuế khác nhau, điều đó có vẻ cơng bằng theo chiều ngang. Mặt khác, chúng tôi là hai người giống nhau về khả năng và các nguồn lực khác, nhưng vì những sự lựa chọn khác nhau, đã làm chúng tơi thanh tốn các khoản thuế khác nhau, điều đó có vẻ khơng cơng bằng theo chiều ngang.

Một ví dụ khác: có 2 người có khoản thu nhập như nhau trong suốt cuộc đời của mình, một người thì tiết kiệm 20% lương nên tích luỹ được một khoản khi nghỉ hưu. Người kia thì chi tiêu hết số tiền kiếm được, cho nên khi về hưu phải xin trợ cấp. Người có khoản tiền tiết kiệm sẽ phải nộp thuế cho tiền lãi tiết kiệm và thu nhập của họ, và nhận lại từ chính phủ thì ít hơn.

Nếu như cơng bằng ngang trong hệ thống thuế rất khó xác định và đo lường bởi nó phụ thuộc vào sự lựa chọn của các cá nhân thì cơng bằng dọc lại khơng như vậy. Các nhà kinh tế dễ dàng thống nhất với nhau các thước đo đối với cơng bằng dọc: đó là hệ thống thuế luỹ tiến. Theo đó, mức thuế suất trung bình phải tăng khi thu nhập tăng, do đó người giàu trả một tỷ lệ cao trong thu nhập của họ hơn so với người nghèo (Ví dụ, một hệ thống thuế lũy tiến sẽ là: các cá nhân nộp 10% thu nhập của họ tại mức thu nhập 10.000 đôla, nhưng họ phải trả 30% thu nhập tại mức thu nhập 100.000 đôla). Hệ thống thuế, trong đó mức thuế suất trung bình khơng thay đổi với thu nhập là những hệ thống thuế theo tỷ lệ, vì tất cả

mọi người trả cùng một tỷ lệ như nhau cho phần thu nhập chịu thuế (Ví dụ, cá nhân phải trả 15% thuế thu nhập bất kể họ có thu nhập là 10.000 đơla hay 100.000 đơla.) Hệ thống thuế, trong đó mức thuế suất trung bình giảm khi thu nhập tăng là những hệ thống thuế lũy thối (Ví dụ, cá nhân nộp 15% thuế thu nhập với mức thu nhập 10.000 đôla, nhưng chỉ phải trả 10% thuế thu nhập với mức thu nhập 100.000 đôla).

Như vậy, công bằng trong thuế là một yêu cầu đòi hỏi khách quan, nhưng trên thực tế cịn rất nhiều tranh luận vì khó khăn trong đo lường và đánh giá thế nào là công bằng giữa các cá nhân trong nền kinh tế.

Nguyên tắc thứ ba là Tính đơn giản, minh bạch: thể hiện sự rõ

ràng minh bạch trong việc chỉ rõ ai chịu thuế, thời hạn nộp thuế và mức thuế phải nộp. Tính minh bạch ở đây, cơ bản hàm ý các luật thuế không quá phức tạp và khơng mang tính phân biệt, các quy định và yêu cầu về quản lý hành chính thuế dễ tuân thủ. Để minh bạch, trước hết cần có chính sách thuế đơn giản. Nếu chính sách thuế phức tạp với quá nhiều mức thuế suất phân biệt và các điều khoản miễn giảm thuế sẽ gây ra tình trạng khó chuẩn mực trong cách hiểu và áp dụng trên thực tế, điều này sẽ gây khó khăn trong việc nộp thuế cũng như quản lý thu nộp. Hệ thống thuế đơn giản để việc quản lý là dễ dàng và không tốn kém. Chi phí thấp trong việc giám sát và theo dõi tuân thủ nộp thuế.

Nguyên tắc thứ tư là Tính linh hoạt: hệ thống thuế phải có khả

năng thích ứng một cách dễ dàng với những hồn cảnh kinh tế thay đổi. Tính linh hoạt của hệ thống thuế được thể hiện thông qua khả năng thích ứng một cách dễ dàng với những hồn cảnh kinh tế thay đổi. Nền kinh tế luôn biến động theo thời gian, trong khi chính sách thuế lại tương đối ổn định, do vậy dễ nảy sinh sự chệch pha giữa chính sách thuế và các hoạt động kinh tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)