CHƯƠNG 2 : THỊ TRƯỜN G HIỆU QUẢ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI
5.1. Công cụ thuế
5.1.5. Thuế và hiệu quả kinh tế
Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét tác động của thuế đối với phúc lợi xã hội, sự mất mát của xã hội khi có sự hiện diện của thuế trong nền kinh tế.
5.1.5.1. Thuế và phúc lợi xã hội
Hình 5.7 cho thấy tác động của mức thuế 500 đồng mỗi lít xăng đánh vào người sản xuất xăng dầu. Trước thuế, đường cầu xăng là D1, đường cung là S1, và thị trường ban đầu trong trạng thái cân bằng tại điểm A, mức giá 1.500 đồng tại sản lượng 100 nghìn lít.
Nhớ lại từ chương trước rằng trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đường cầu phản ánh lợi ích xã hội biên của tiêu dùng xăng dầu và đường cung phản ánh chi phí xã hội biên của sản xuất xăng dầu. Tại điểm cân bằng, (điểm A), thị trường sản xuất và tiêu thụ lượng xăng mà tại đó lợi ích xã hội biên bằng chi phí xã hội biên, khi đó phúc lợi xã hội là lớn nhất.
Mức thuế 500 đồng làm tăng chi phí sản xuất, khiến lượng cung giảm ở mỗi mức giá, do đó đường cung dịch chuyển vị trí từ S1 đến S2. Trạng thái cân bằng mới là điểm B; số lượng xăng bán ra đã giảm từ Q1 (100 nghìn lít) xuống Q2 (90 nghìn lít) và giá cả đã tăng từ P1 (1.500 đồng) lên P2 (1.800 đồng). Khi mức giá tăng lên 1.800 đồng làm người tiêu dùng giảm sản lượng tiêu thụ từ 100 nghìn xuống 90 nghìn lít, điều này làm cho thặng dư người tiêu dùng bị giảm bằng diện tích BAD. Việc đánh thuế 500 đồng một lít làm nhà sản xuất giảm lợi nhuận, khiến thặng dư của người sản xuất giảm bằng diện tích DAC. Tổng cộng mức giảm của thặng dư của sản xuất và thặng dư tiêu dùng chính là tổn thất phúc lợi xã hội, bằng diện tích BAC.
Thuế làm sản lượng thị trường giảm, đã tạo nên tổn thất vơ ích (deadweight loss), là tam giác ABC trên đồ thị. Do sản lượng cân bằng trên thị trường cạnh tranh là mức sản lượng tối đa hóa phúc lợi xã hội, việc giảm sản lượng dưới Q1 làm phúc lợi xã hội giảm. Sau khi có thuế, giá hàng hoá tăng lên, mức tiêu dùng của họ giảm và thặng dư tiêu dùng tương đương bởi hình thang EBAF. Tương tự, thặng dư sản xuất cũng giảm, bởi hình thang FACG. Phần thặng dư xã hội được chuyển giao cho chính phủ, nhưng doanh thu từ thuế của chính phủ là hình chữ nhật EBCG, nên thặng dư xã hội bị mất trắng diện tích tam giác BAC. Thuế làm giảm sản lượng tiêu thụ trên thị trường và cũng giảm phúc lợi xã hội. Đồ thị Hình 5.8 sẽ mơ tả rõ hơn về phúc lợi xã hội và tổn thất do thuế gây ra.
Khơng có thuế Có thuế Lợi ích/Tổn thất do thuế (Gain/Loss with tax) Tổng phúc lợi xã hội (Aggregate surplus)
a+b+c+e+f+h c+e+f+h a+b Thặng dư tiêu dùng (Consumer surplus) h+f+b h f+b Thặng dư sản xuất
(Producer surplus) c+e+a c e+a
Doanh thu thuế
(Tax revenue) 0 e+f e+f
Hình 5.8: Phúc lợi xã hội và tổn thất do thuế
P2=1.800 P3=1.300 Q1=100 Q2=90 S2 S1 P1=1.500
Như vậy, khi có thuế, cả người sản xuất và người tiêu dùng đều bị thiệt, người tiêu dùng tổn thất diện tích f+b, người sản xuất tổn thất diện tích e+a. Khi có thuế, chính phủ thu thêm được khoản thuế là e + f nhưng tổng phúc lợi xã hội bị giảm một khoản bằng với diện tích hình a+b, khoản phúc lợi bị giảm này được gọi là khoản mất trắng hay tổn thất vơ ích do thuế (Dead weight loss).
Tóm lại, đứng trên giác độ phúc lợi xã hội thì thuế đánh vào sản xuất hay tiêu dùng cũng đều không hiệu quả do gây nên tổn thất phúc lợi xã hội.
5.1.5.2. Độ co dãn (cung và cầu) và sự không hiệu quả của thuế
Sự không hiệu quả của việc đánh thuế được đo lường bằng tổn thất phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, tổn thất phúc lợi xã hội lớn hay nhỏ phụ thuộc vào từng loại hàng hóa khác nhau, vì các hàng hóa có độ co dãn khác nhau. Độ co dãn của cung và cầu ảnh hưởng đến sự phân chia gánh nặng thuế thì chúng cũng ảnh hưởng đến tổn thất phúc lợi xã hội do thuế gây ra, độ co dãn càng lớn thì những thay đổi về số lượng càng lớn nên tổn thất phúc lợi xã hội càng lớn, được mình họa ở Hình 5.9
Giả sử thuế đánh vào người sản xuất, với hàng hóa có đường cầu
khơng co dãn, sự thay đổi về giá cả thị trường lớn nhưng lượng tiêu
dùng gần như không thay đổi, người tiêu dùng chịu gánh nặng thuế lớn hơn, tổn thất phúc lợi xã hội trong trường hợp này rất nhỏ.
Nếu đường cầu co dãn, sự thay đổi về giá cả thị trường nhỏ nhưng lượng tiêu dùng thay đổi lớn, người sản xuất chịu gánh nặng thuế lớn hơn, tổn thất phúc lợi xã hội trong trường hợp này lớn.
Hình 5.9: Tổn thất vơ ích do thuế gia tăng theo độ co dãn
P2 P1 S2 Q2 Q1 Q2 Q1 S2 S1 P2 P1
Khi có thuế, sẽ làm thay đổi hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng. Họ thay đổi hành vi nhằm tránh thuế, chính vì vậy thuế đã gây ra tổn thất phúc lợi xã hội.
5.1.5.3. Nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất phúc lợi xã hội
Cơng thức tính tổn thất phúc lợi xã hội (tổn thất vơ ích), diện tích tam giác ABC = -1/2.∆Q.t (trong đó t là thuế suất cố định) hay viết dưới dạng cơng thức tốn học
trong đó , ε là độ co dãn của cầu. Khi đó
Từ phương trình này ta thấy tổn thất vơ ích sẽ phụ thuộc vào 2 nhân tố: thứ nhất là phụ thuộc vào độ co dãn (của cầu hay cung), cầu càng co dãn thì tổn thất vơ ích sẽ càng lớn; thứ hai, phụ thuộc vào mức thuế t, tổn thất vơ ích sẽ gia tăng với bình phương thuế suất.
Đồ thị hình 5.10 minh hoạ cho tình huống tổn thất vơ ích gia tăng theo thuế suất. Giả sử thị trường gas cân bằng tại điểm A với mức giá P1 và sản lượng tiêu dùng Q1. Nếu chính phủ đánh thuế vào người sản xuất, mức thuế 100 đồng cho mỗi kg gas, sẽ làm cho đường cung dịch chuyển vị trí từ S1 sang S2, lượng tiêu dùng sẽ giảm xuống mức Q2 tại điểm cân bằng mới là B. Thuế gây ra tổn thất vơ ích là diện tích tam giác BAC.
P3 P2 P1 S2 S3 S1 Q3 Q2 Q1
Nếu chính phủ đánh tiếp tục đánh thuế vào người sản xuất, mức thuế 100 đồng cho mỗi kg gas, sẽ làm cho đường cung dịch chuyển vị trí tới S3, lượng tiêu dùng giảm là Q3 tại điểm cân bằng mới là D. Tổn thất vơ ích tăng thêm là diện tích hình DBCE, lớn hơn so với hình tam giác BAC. Như vậy, tổn thất biên khi đánh thuế thêm 100 đồng cao hơn rất nhiều so với khi đánh thuế lần đầu. Tổng cộng cả 2 lần đánh thuế thì tổn thất vơ ích là diện tích hình tam giác DAE.
Như vậy, hàng hố có độ co dãn càng cao thì tổn thất xã hội càng lớn, hàng hố có thuế suất cao thì tổn thất xã hội càng lớn nên hệ thống thuế hiệu quả cần có mức thuế suất thấp.