Trợ giúp người nghèo

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 92)

CHƯƠNG 2 : THỊ TRƯỜN G HIỆU QUẢ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI

5.3. Chương trình trợ cấp phúc lợi xã hội ở Việt Nam

5.3.2. Trợ giúp người nghèo

Xóa đói - giảm nghèo là một hoạt động bảo trợ quan trọng ở Việt Nam. Các chính sách, chương trình giảm nghèo trong thời gian qua đã bảo đảm an sinh xã hội cho đối tượng nghèo, bao gồm các hộ nghèo và địa bàn nghèo ở nước ta. Hệ thống chính sách giảm nghèo đến nay được xây dựng tương đối tồn diện. Các chương trình giảm nghèo tập trung vào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, miền núi. Chương trình xóa đói - giảm nghèo được thực hiện đồng thời trên cả ba phương diện: (i) tăng cường tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở và nước sinh hoạt; (ii) hỗ trợ phát triển sản xuất thơng qua các chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, khuyến nông-lâm-ngư, phát triển ngành nghề, xuất khẩu lao động; và (iii) phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn. Cụ thể:

- Chương trình Xố đói Giảm nghèo (XĐGN) bắt đầu từ đầu những năm

90, từ sáng kiến của địa phương và nỗ lực của các bộ ngành trung ương. Chương trình XĐGN tạo một khn khổ trên phạm vi tồn quốc để phối hợp và lồng ghép nỗ lực của các ngành, các cấp khác nhau. Một số hỗ trợ hướng vào đối tượng hộ nghèo, và những nhóm khác trong các xã nghèo. Trong số các hỗ trợ cho hộ nghèo, có việc cấp “chứng nhận hộ nghèo” và “thẻ khám chữa bệnh”. Một số trợ giúp nữa trong chương trình XĐGN là miễn học phí một phần hoặc tồn phần, và cho vay vốn ưu đãi. Danh sách các đối tượng được thụ hưởng được lập ra cho mỗi cấu phần trong chương trình XĐGN. Ví dụ, hướng dẫn về hỗ trợ chi phí y tế khơng chỉ dành cho những hộ có giấy chứng nhận hộ nghèo, mà cịn cho tất cả những người sống ở xã có chương trình 135 và tất cả người dân tộc thiểu số.

- Chương trình 135 được lập ra vào năm 1998 và kể từ đó đã được thay tên và sửa đổi một vài lần. Các lợi ích trong chương trình 135 là dưới hình thức cấp kinh phí cho xã để đầu tư vào cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ, dành cho những xã khó khăn nhất và ở vùng sâu vùng xa.

- Năm 2001, chương trình bước sang giai đoạn mới, với tên gọi là

Chương trình 147. Trên phạm vi rộng hơn, chương trình 133, khơng có kinh

phí giành riêng, nhưng tạo một khn khổ để phối hợp những nỗ lực của các ngành và những hoạt động liên quan đến chương trình XĐGN ở địa phương. Như vậy, các chương trình giảm nghèo đã hướng đến các địa bàn nghèo nhất. Người nghèo được tiếp cận với tín dụng ưu đãi, thủ tục vay được đơn giản hóa. Các hoạt động hỗ trợ y tế và miễn giảm học phí cho trẻ em nghèo đã đem lại lợi ích thực sự đối với giảm nghèo truyền kiếp qua các thế hệ. Chính sách hỗ trợ nhà ở đã góp phần quan trọng ổn định cuộc sống các hộ nghèo dân tộc thiểu số. Mặc dù theo chuẩn nghèo hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam chỉ xấp xỉ 10%, song kết quả xóa đói giảm nghèo chưa bền vững. Tỷ lệ hộ dân dù đã thoát nghèo nhưng nằm sát chuẩn nghèo rất lớn (70-80%), tỷ lệ tái nghèo cao (7-10%); phân hóa giàu nghèo có xu hướng tăng. Nhận thức về giảm nghèo bền vững còn chưa sâu rộng nên việc gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo cịn hạn chế. Hình thức trợ giúp giảm nghèo thiên về hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt hoặc hiện vật hơn là tạo cơ hội và điều kiện để người nghèo tự vươn lên thốt nghèo bền vững. Mặc dù chính sách hỗ trợ giáo dục miễn giảm học phí, hỗ trợ đồ dùng học tập, chi phí ăn, ở cho học sinh, sinh viên nghèo, nhưng những phần chi phí và đóng góp khác của hộ gia đình cho giáo dục cịn cao so với khả năng chi trả của hộ nghèo. Một bộ phận con em hộ nghèo vẫn chưa hồn thành chương trình phổ cập giáo dục. Việc triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo cịn nhiều bất cập do nhiều cơ quan, tổ chức cùng tiến hành, dẫn đến chồng chéo về đối tượng, nguồn lực phân tán, lãng phí. Hiện chưa có hệ thống chính sách khuyến khích hộ nghèo thốt nghèo, vươn lên mà chính sách hiện hành có xu hướng bao cấp trở lại, nặng về cơ chế xin - cho, tạo tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào cấp trên, bệnh thành tích cịn khá phổ biến trong q trình triển khai thực hiện, báo cáo, kiểm tra, đánh giá. Việc nâng cao năng lực thị trường cho người nghèo, biến họ thành chủ thể chủ động và tích cực trong phát triển kinh tế

là rất cần thiết. Để phát huy hiệu quả nguồn lực, chương trình giảm nghèo chưa được lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia. Cần tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận thuận lợi và chi phí thấp với các dịch vụ xã hội có chất lượng, nhằm giảm nguy cơ cho người nghèo khi gặp rủi ro do thiên tai, do sự tác động của các cú sốc khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát, tăng giá, cũng như những bất trắc trong cuộc sống (đau ốm, bệnh tật, tai nạn...). Tạo cơ hội ưu tiên cho người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm, khám chữa bệnh, nhà ở, nước sạch, văn hóa, thơng tin... thông qua thực hiện lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia.

5.3.3. Trợ cấp ưu đãi người có cơng

Với một đất nước có ngót 1/2 thế kỷ chiến tranh chống xâm lược, ưu đãi xã hội chiếm một vị trí đặc biệt trong hoạt động bảo trợ xã hội ở Việt Nam. Đây là một hình thái đặc thù, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” đối với những người đã hy sinh, cống hiến một phần xương máu cho Tổ quốc. Chế độ trợ cấp người có cơng được thực hiện từ năm 1995 theo Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với Cách mạng và một số văn bản pháp quy khác của Chính phủ có ý nghĩa kinh tế, xã hội, nhân văn sâu sắc. Thành công nhất là chế độ trợ cấp này đã góp phần ổn định, từng bước nâng cao đời sống đối tượng chính sách, hợp với lịng dân. Chế độ trợ cấp người có cơng hiện bao gồm: Trợ cấp hàng tháng cho Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng chính sách (thân nhân liệt sỹ, người có cơng đối với cách mạng, cô đơn không nơi nương tựa, trợ cấp hàng tháng đối với con liệt sĩ, con thương bệnh binh mất sức lao động đang học tại các trường cao đẳng, đại học công lập). Hiện cả nước có hơn 8 triệu người được hưởng chế độ ưu đãi một lần và ưu đãi hàng tháng (khoảng 1,5 triệu người hưởng trợ cấp hàng tháng). Trong số này, hơn 1,1 triệu được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Hàng chục nghìn con thương binh, con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục đào tạo, chăm sóc y tế. Gần 15.000 cán bộ lão thành cách mạng được hỗ trợ cải thiện nhà ở... Hàng vạn đối tượng bị nhiễm chất độc da cam được hưởng trợ cấp xã hội. Đến nay, 90% người có cơng với cách mạng đã có mức sống bằng hoặc cao hơn so với mặt bằng mức sống nơi cư trú (Bộ LĐTB&XH).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS Phan Hiển Minh, Giáo trình thuế thực hành, Nhà xuất bản Thống kê, 2001, Việt Nam.

2. Ngân hàng thế giới: Về bảo trợ và thúc đẩy xã hội; Nhà xuất bản Văn hố- Thơng tin, Hà nội 2008

3. Joseph E. Stiglitz, Kinh tế học công cộng, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1995.

4. Jonathan Gruber, Public Finance and Public Policy (3rd edition), Worth Publisher, NewYork, 2010.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP

1. Khái niệm thuế, phạm vi ảnh hưởng của thuế (hay gánh nặng thuế) đối với người sản xuất và người tiêu dùng khi độ co dãn của đường cung, đường cầu thay đổi?

2. Khái niệm trợ cấp, phạm vi ảnh hưởng của trợ cấp sản xuất (hay lợi ích của trợ cấp đối với người sản xuất và người tiêu dùng khi độ co dãn của đường cung, đường cầu thay đổi?

3. So sánh ưu, nhược điểm của hình thức trợ cấp tiền mặt và trợ cấp hiện vật?

4. Chính phủ đề xuất cả hai chương trình trợ cấp bằng tiền và bằng hiện vật, chẳng hạn như dưới dạng các khoản thanh toán cho thực phẩm hay nhà ở. Liệu rằng những đối tượng thụ hưởng có bàng quan giữa việc nhận tiền mặt và nhận hiện vật có giá trị bằng tiền là tương đương nhau? Sử dụng phân tích về đường bàng quan để chỉ ra trong những trường hợp nào thì các cá nhân bàng quan trước hai lựa chọn trên và trường hợp nào hình thức trợ cấp có thể dẫn đến việc các đối tượng thụ hưởng nhận được lợi ích khác nhau?

5. Người ta cho rằng thuế xăng dầu dùng để cung cấp ngân sách cho xây dựng và bảo trì đường bộ là “cơng bằng” vì chúng buộc những ai tham gia giao thông phải trả tiền. Theo bạn thì ai là người phải chịu loại thuế này?

6. Quan điểm của bạn về vấn đề “Những người theo thuyết vị lợi cho rằng cơ cấu thuế luỹ tiến sẽ đảm bảo công bằng trong nền kinh tế”.

7. Để tăng nguồn thu cho bảo trì đường bộ, chính phủ đang cân nhắc: (1) tăng lệ phí cấp bằng lái xe; (2) tăng thuế sở hữu tài sản cá nhân là phương tiện đi lại; (3) đánh thuế các phụ tùng ô tô (kể cả săm lốp); đánh thuế thuốc lá và đồ uống có cồn cao hơn.

Loại thuế nào khơng gây méo mó, loại thuế nào có hiệu quả đối nền kinh tế, loại thuế nào làm thay đổi hành vi của các cá nhân.

BÀI TẬP

1. Đường cầu về cặp sách trên thị trường được thể hiện qua hàm: QD = 10.000 - 40P, cịn đường cung có dạng: QS

= 1.000 + 10P. Trong đó, QD

và QS là lượng cầu và cung về cặp sách, đơn vị tính là nghìn chiếc; P là giá một chiếc cặp, tính bằng nghìn đồng.

a. Xác định giá và lượng cân bằng thị trường. Khi đó, tổng phúc lợi xã hội là bao nhiêu?

b. Chính phủ quyết định trợ cấp 5 nghìn đồng/chiếc cặp cho người sản xuất. Xác định mức sản lượng, giá người mua trả và giá người bán nhận được sau khi có trợ cấp?

c. Tổng số tiền Chính phủ phải chi ra là bao nhiêu? Lợi ích trợ cấp mà người sản xuất và người tiêu dùng được hưởng?

d. Tổn thất vơ ích do trợ cấp gây ra? Trong đó, tổn thất về phía người sản xuất và người tiêu dùng là bao nhiêu?

2. Một loại gỗ có cung cố định QS= 4. Cầu của nó là QD

= 10-2P, trong đó P là giá của 1m3 gỗ và QD là lượng cầu. Chính phủ đánh thuế 2 triệu đồng một m3 gỗ đối với người tiêu dùng.

a. Giá trước thuế mà người tiêu dùng phải trả và giá sau thuế là bao nhiêu? b. Giá người cung cấp gỗ nhận được là bao nhiêu?

c. Chính phủ thu được tiền thuế là bao nhiêu?

3. Thị trường hàng hố A có đường cầu Q=240-6P, và đường cung Q= - 60+4P. Tính

a. Tổn thất phúc lợi xã hội là bao nhiêu khi đánh thuế 4.000đ/ 1 đơn vị sản phẩm vào người sản xuất?

b. Tổn thất phúc lợi xã hội sẽ thay đổi như thế nào nếu thuế đánh vào người tiêu dùng hàng hoá A?

CHƯƠNG 6

LỰA CHỌN CÔNG CỘNG

Thất bại thị trường và vấn đề cơng bằng là cơ sở để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế. Tuy nhiên, quyết định can thiệp như thế nào (can thiệp trực tiếp hay gián tiếp, sản xuất bao nhiêu, sản xuất như thế nào) các hàng hóa cơng cộng khơng được thực hiện bằng cơ chế thị trường như đối với hàng hóa cá nhân, mà thực hiện bởi cơ chế cơng cộng. Vì vậy, nội dung chính của chương này đề cập tới khái niệm, đặc điểm và lợi ích của lựa chọn công cộng; ưu điểm và nhược điểm của lựa chọn công cộng trong cơ chế biểu quyết trực tiếp và cơ chế biểu quyết đại diện để thấy được các thất bại của chính phủ trong việc giải quyết thất bại thị trường.

6.1. Khái niệm và lợi ích của lựa chọn cơng cộng

6.1.1. Cơ chế tư nhân và cơ chế công cộng phân bổ nguồn lực

Ở các chương trước, chúng ta đã biết đến hai loại hàng hóa, đó là HHCN và HHCC. Đối với HHCN, người ta thường sử dụng cơ chế thị

trường để phân bố nguồn lực, thông qua hệ thống giá cả thị trường. Giả

sử thị trường của một HHCN lúc đầu cân bằng tại một điểm. Vì lý do nào đó, cầu về hàng hóa này tăng lên, đường cầu dịch chuyển sang phải, làm giá cả tăng lên, do đó các hãng sẽ sản xuất nhiều hơn. Như vậy, giá cả phản ánh thị hiếu của người tiêu dùng và truyền tín hiệu cho người sản xuất. Tương tự, nếu vì lý do nào đó mà hàng hóa được sản xuất với chi phí rẻ hơn, dẫn đến tăng cung thì đường cung dịch chuyển sang phải, giá cả hạ xuống, do đó người tiêu dùng tăng cầu. Ở đây một lần nữa, giá cả truyền thông tin từ hãng sản xuất sang người tiêu dùng. Nhờ vậy, nguồn lực được phân bổ đạt hiệu quả Pareto là thông qua cơ chế tư nhân.

Đối với HHCC thì hồn tồn khác, cầu hàng hố cơng cộng không

được thể hiện trên thị trường, nó phản ánh lợi ích xã hội biên so với chi phí xã hội biên. Lợi ích xã hội biên được đo bằng tổng lợi ích mà các cá nhân có được, chi phí xã hội biên chính là chi phí mà xã hội phải bỏ ra để

có thêm 1 đơn vị hàng hố cơng cộng. Nếu tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị hàng hóa cơng cộng cuối cùng bằng chi phí tăng thêm đối với xã hội để cung cấp nó thì sản xuất hàng hố cơng đó là hiệu quả. MSB = ∑MPB.

Quyết định cung cấp hàng hố cơng khơng do các cá nhân mà dựa trên cơ chế công cộng: các cá nhân trong xã hội bầu ra người đại diện, các đại diện này lại bỏ phiếu cho việc chi tiêu hàng hố cơng cộng. Như vậy, đối với hàng hố cơng cộng thì sử dụng cơ chế công cộng để phân bổ nguồn lực.

Hai cơ chế phân bổ nguồn lực là rất khác nhau: một bên là cá nhân quyết định chi tiêu tiền của mình và một bên là tổ chức đại diện cho cộng đồng quyết định chi tiêu tiền của xã hội. Các cá nhân bầu ra những đại diện, những đại diện này lại bỏ phiếu để phản ánh quan điểm của cử tri chứ không phải quan điểm riêng của mình. Khi đại biểu này bỏ phiếu, ơng ta sẽ bỏ phiếu theo quan điểm của cử tri mà ông ta đại diện. Tuy nhiên, các cử tri cũng có các quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đưa ra một quyết định tập thể đúng? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta phải xem xét các nguyên tắc lựa chọn công cộng (LCCC).

6.1.2. Khái niệm về lựa chọn công cộng

Lựa chọn công cộng là một q trình mà trong đó ý muốn của các cá nhân được kết hợp lại trong một quyết định tập thể. Khác với lựa chọn cá nhân, LCCC có các đặc điểm sau:

- Tính khơng phân chia: Nếu trong lựa chọn cá nhân, mỗi người tự đưa ra quyết định thì trong LCCC, quyết định của cá nhân được kết hợp trong một quyết định tập thể. Quyết định cá nhân nằm trong quyết định tập thể.

- Tính cưỡng chế: Nếu trong lựa chọn cá nhân, quyết định của anh ta chỉ có tác dụng đối với bản thân anh ta thì trong LCCC, quyết định tập thể mang tính chất cưỡng chế, bắt buộc mọi người phải tuân thủ.

6.1.3. Lợi ích của lựa chọn công cộng

Một câu hỏi được đặt ra là LCCC có lợi ích gì khơng? Lợi ích của

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)