Nguyên tắc biểu quyết theo đa số

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 104 - 112)

CHƯƠNG 6 : LỰA CHỌN CÔNG CỘNG

6.2. Lựa chọn công cộng trong cơ chế biểu quyết trực tiếp

6.2.2. Nguyên tắc biểu quyết theo đa số

6.2.2.1. Nội dung của nguyên tắc biểu quyết theo đa số

Nguyên tắc biểu quyết theo đa số là nguyên tắc quy định: Một quyết định chỉ được thông qua khi và chỉ khi phần lớn thành viên trong cộng đồng cùng nhất trí.

Nếu phần lớn là hơn ½ số thành viên nhất trí: ta có biểu quyết theo

đa số tương đối. Nếu phần lớn là hơn 2/3 số thành viên nhất trí: ta có

biểu quyết theo đa số tuyệt đối.

Ví dụ 1: Một cộng đồng có 3 cử tri, và phải lựa chọn 3 mức chi tiêu

cho quốc phòng: A - mức chi tiêu ít nhất, B - mức chi tiêu trung bình, C - mức chi tiêu lớn nhất.

Để đơn giản, chúng ta giả định, dù mức chi tiêu nào được lựa chọn thì chi phí của nó cũng được chia đều cho tất cả các thành viên. Sự lựa chọn của các cá nhân được thể hiện ở bảng sau.

Lựa chọn Cử tri 1 Cử tri 2 Cử tri 3

Ưu tiên 1 A C B

Ưu tiên 2 B B C

Ưu tiên 3 C A A

Cách biểu quyết ở đây sẽ là chọn 2 phương án chi tiêu bất kỳ cho đấu với nhau. Phương án nào thắng sẽ được tiếp tục đấu với phương án còn lại. Phương án thắng cử cuối cùng sẽ là phương án được lựa chọn. Cách biểu quyết như vậy còn gọi là biểu quyết đấu cặp.

Nếu xem xét giữa phương án A và phương án B:

Cử tri 1: A>B Như vậy, phương án B sẽ thắng vì cử tri 2 và 3 đều bỏ phiếu cho phương án B. Cử tri 2: B>A

Nếu xem xét giữa phương án B và C:

Cử tri 1: B>C Như vậy, phương án B sẽ thắng vì cử tri 1 và 3 bỏ phiếu cho phương án B.

Cử tri 2: C>B Cử tri 3: B>C

Kết quả là phương án B là phương án thắng tất cả các cuộc bỏ phiếu và nó là phương án được chọn theo nguyên tắc biểu quyết đa số. Chú ý rằng, phương án B thắng hồn tồn khơng phụ thuộc vào việc sắp xếp thứ tự bỏ phiếu theo phương án nào trước.

Cân bằng biểu quyết: là tình trạng biểu quyết theo đa số tìm ra được

phương án cuối cùng mà kết quả bỏ phiếu là nhất quán và không phụ thuộc vào lịch trình bỏ phiếu.

6.2.2.2. Hạn chế của biểu quyết theo đa số: sự áp đảo của đa số

Ví dụ 2: Giả sử các cá nhân bỏ phiếu về phương án xây dựng 3 cây

cầu, với lợi ích biên tương ứng trong bảng sau:

Cầu số 1 Cầu số 2 Cầu số 3

Cá nhân MB Cá nhân MB Cá nhân MB

X 1.000 X 1.250 X 700 Y 750 Y 375 Y 700 Z 250 Z 375 Z 50 Nếu chi phí cho xây 1 cây cầu là 1.500, và mức thuế mà mỗi cá nhân phải trả cho việc sử dụng cây cầu là 500.

Xét tổng chi phí và lợi ích cho cả 3 cây cầu

Cầu số 1 Cầu số 2 Cầu số 3

Cá nhân MB Cá nhân MB Cá nhân MB

X 1.000 X 1.250 X 700 Y 750 Y 375 Y 700 Z 250 Z 375 Z 50 Tổng lợi ích XH: Tổng lợi ích XH: Tổng lợi ích XH:

2000 2000 1450 Tổng chi phí XH: 1500 Tổng chi phí XH: 1500 Tổng chi phí XH: 1500

Lợi ích rịng: 500 Lợi ích rịng: 500 Lợi ích rịng: -50

Theo nguyên tắc bỏ phiếu theo đa số: các cá nhân khi bỏ phiếu lựa

chọn cho phương án nào sẽ so sánh lợi ích biên của cá nhân với chi phí biên của cá nhân. Do vậy: Cầu số 1 có X, Y bỏ phiếu; cầu số 2 chỉ X bỏ phiếu; cầu số 3 có X, Y bỏ phiếu. Như vậy, cầu số 1 và cầu số 3 được đa số cử tri lựa chọn xây dựng.

Tuy nhiên, xét trên quan điểm xã hội: khi tổng lợi ích xã hội lớn hơn

tổng chi phí xã hội thì hàng hố cơng cộng sẽ được cung ứng. Cầu số 1 và cầu số 2 có lợi ích rịng xã hội dương nên sẽ được cung ứng, còn cầu số 3 lợi ích rịng xã hội âm nên sẽ khơng hiệu quả nếu xây dựng cây cầu này.

Như vậy, biểu quyết theo đa số nhiều khi không phản ánh đúng lựa chọn tối ưu của xã hội, do sự áp đảo của đa số cử tri. Các cử tri luôn “tư lợi”, nghĩa là bỏ phiếu phụ thuộc ý thích cá nhân, cử tri đánh giá lợi ích mình nhận được từ HHCC và so sánh với mức chi phí mình phải bỏ ra (mức thuế) để quyết định có bỏ phiếu hay không cho HHCC.

Độ thỏa dụng của A (UA) Độ thỏa dụng của B (UB)

Do sự áp đảo của đa số cử tri, thích phương án D, thay vì phương án A nên xã hội khơng chọn được phương án tối ưu.

6.2.2.3. Hạn chế của biểu quyết theo đa số: hiện tượng biểu quyết quay vịng

Ví dụ 3: giả sử có 3 nhóm cử tri trong xã hội (1,2 & 3) bỏ phiếu cho

các phương án: A) xây bảo tàng nghệ thuật, B) xây sân vận động, C) xây bệnh viện.

Sự lựa chọn của các nhóm theo thứ tự ưu tiên như sau: • Nhóm 1: A > B > C

• Nhóm 2: B > C > A • Nhóm 3: C > A > B

Biểu quyết đấu cặp được lựa chọn, trước tiên là giữa phương án A và B: Nhóm 1: A>B Như vậy, phương án A sẽ thắng vì nhóm

1 và 3 đều bỏ phiếu cho phương án A. Nhóm 2: B>A

Nhóm 3: A>B

• Biểu quyết giữa phương án B và C:

Nhóm 1: B>C Như vậy, phương án B sẽ thắng vì nhóm 1 và 2 đều bỏ phiếu cho phương án B.

Nhóm 2: B>C Nhóm 3: C>B

• Biểu quyết giữa A và C

Nhóm 1: A>C Như vậy, phương án C sẽ thắng vì nhóm 2 và 3 đều bỏ phiếu cho phương án C.

Nhóm 2: C>A Nhóm 3: C>A

Như vậy, q trình biểu quyết này khơng cho kết quả cuối cùng, tất cả các phương án đều thắng hay khơng có phương án thắng rõ ràng. Hiện

tượng này gọi là nghịch lý biểu quyết hay biểu quyết quay vịng. Nghịch

lý biểu quyết là tình trạng biểu quyết theo đa số khơng tìm ra một phương án thắng cuộc cuối cùng, nhất quán với tất cả các lịch trình bỏ phiếu.

Khi xảy ra biểu quyết quay vòng, phương án nào thắng cuối cùng phụ thuộc vào trật tự bỏ phiếu, người có khả năng kiểm soát được trật tự bỏ phiếu đồng thời sẽ có khả năng chi phối đến kết quả bỏ phiếu.

- Nguyên nhân của hiện tượng biểu quyết quay vòng:

• Các cử tri bỏ phiếu phụ thuộc vào ý thích của mình: Cử tri có thể lựa chọn đơn đỉnh hoặc đa đỉnh. Đỉnh trong sự lựa chọn của cá nhân là điểm mà tất cả các điểm lựa chọn khác ở xung quanh đều thấp hơn nó.

• Lựa chọn đơn đỉnh: là lựa chọn chỉ có một điểm ưu tiên nhất, mà rời điểm ưu tiên theo bất kỳ hướng nào thì lợi ích của cá nhân đều giảm xuống.

• Lựa chọn đa đỉnh là sự lựa chọn nếu như rời khỏi điểm ưu tiên nhất thì lựa chọn lợi ích của cá nhân lúc đầu giảm, sau đó lại tăng lên nếu di chuyển theo cùng một hướng.

Lựa chọn đơn đỉnh của cử tri: sẽ xuất phát từ việc so sánh lợi ích

biên rịng họ nhận được từ hàng hố cơng cộng với chi phí biên của anh ta đối với HHCC đó. HHCC cũng giống như HHCN về quy luật lợi ích biên giảm dần.

Hình 6.5: Thái độ của cá nhân đối với quyết định chi tiêu cho HHCC

Hình 6.5 (a) biểu diễn tổng lợi ích rịng của cung cấp HHCC, khi HHCC được cung cấp càng nhiều thì lợi ích tăng lên nhưng theo quy luật lợi ích biên giảm dần, vì vậy lượng hàng hố cơng cộng tối ưu tại Q*.

Hình 6.5 (b) biểu diễn lợi ích biên mà cá nhân nhận được với các mức cung HHCC khác nhau của chính phủ. Khi HHCC tăng lên, lợi ích biên mà cá nhân nhận được sẽ giảm dần. Vì cá nhân phải trả thuế cho chính phủ để có được HHCC nên mức HHCC tối ưu mà cá nhân muốn sử dụng sẽ tại Q*, khi mà lợi ích biên họ nhận được bằng mức thuế mà họ phải trả.

Như vậy, với mỗi mức chi tiêu vào HHCC của chính phủ, mỗi cá nhân sẽ có sự lựa chọn phù hợp với lợi ích rịng mà họ nhận được thì họ sẽ có lựa chọn đơn đỉnh. Ngược lại, các cử tri khơng có quan điểm lý tưởng về một vấn đề nên không phải tất cả các ưu tiên đều là “đỉnh cao duy nhất”, mà có nhiều lựa chọn cho một vấn đề. Cử tri khơng phải lúc nào cũng có quan điểm rõ ràng là thích hay khơng thích, ít hoặc nhiều mà đơi khi cả thích và khơng thích; cả ít và nhiều đều được lựa chọn.

Ví dụ 4: Xem xét một hàng hố cơng cộng có thể cung cấp bởi khu

vực tư nhân, đó là giáo dục. Một cử tri A đang cân nhắc cho con học trường công hay trường tư, liên quan đến việc bỏ phiếu cho mức chi tiêu của ngân sách cho giáo dục (chi tiêu cao, chi tiêu thấp, chi tiêu trung bình). Nếu mức chi tiêu cho giáo dục cao, thì trường cơng sẽ có chất lượng tốt, nếu chi tiêu cho giáo dục thấp thì chất lượng trường cơng kém.

Lựa chọn của cử tri A: mức chi tiêu cao (nếu muốn con học trường công). Ngược lại, anh ta sẽ chọn mức chi tiêu thấp (vì muốn con học trường tư). Như vậy, cử tri A đã khơng có quan điểm duy nhất về một vấn đề, nên lựa chọn của anh ta là lựa chọn đa đỉnh.

Thông thường lựa chọn đa đỉnh sẽ xảy ra khi:

- Các cử tri phải lựa chọn kết hợp giữa các hàng hóa cơng cộng khác nhau (xây bảo tàng, xây sân vận động, xây bệnh viện).

- Các cử tri phải bỏ phiếu lựa chọn HHCC mà các hàng hóa này có thể thay thế bởi các giải pháp tư nhân. Ví dụ dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế.

- Các cử tri phải bỏ phiếu lựa chọn vấn đề về phân phối lại thu nhập.

6.2.2.4. Biểu quyết theo đa số tuyệt đối: Cử tri trung vị và định lý cử tri trung vị (median voter theorem)

Cử tri trung vị là người có sự lựa chọn giữa tập hợp các lựa chọn của của tất cả các cử tri.

Định lý cử tri trung vị phát biểu rằng: nếu tất cả các cử tri đều có sự

lựa chọn đơn đỉnh thì kết quả biểu quyết theo đa số phản ánh đúng sự lựa chọn của cử tri trung vị.

Các quyết định lựa chọn thơng qua bỏ phiếu trực tiếp (tìm mức cung hiệu quả hàng hóa cơng cộng) trong nền kinh tế phụ thuộc vào cử tri trung vị, quyết định có thể bị thay đổi nếu 1 hoặc 2 cử tri không bỏ phiếu hoặc nếu cử tri trung vị thay đổi quan điểm thì quyết định đó cũng khác đi. Quyết định lựa chọn này chưa chắc đã là lựa chọn đạt hiệu quả xã hội (thỏa mãn yêu cầu MB=MC).

Khi nói tới định lý cử tri trung vị, chúng ta phân biệt 2 khái niệm: thu nhập trung vị và thu nhập bình quân. Thu nhập trung vị là mức thu nhập mà 50% dân số có mức thu nhập thấp hơn và 50% dân số có mức thu

nhập cao hơn nó. Vì thế, nếu phân phối thu nhập càng bất bình đẳng thì thu nhập trung vị sẽ nhỏ hơn nhiều so với thu nhập bình quân.

Vì cử tri trung vị quyết định mức chi tiêu công cộng nên để xem xét chi tiêu cơng cộng có hiệu quả hay khơng theo quan điểm của xã hội chỉ cần xem xét cách lựa chọn của cử tri trung vị. Cũng như các cử tri khác,

sự lựa chọn của cử tri trung vị cũng dựa trên việc so sánh giữa lợi ích cá nhân mà họ nhận được từ HHCC so với chi phí mà họ phải bỏ ra.

Giả sử tất cả các cử tri đều giống nhau và hệ thống thuế là đồng hạng. Nếu có N cử tri thì lợi ích tư nhân biên (MPB) của từng người bằng 1/N tổng lợi ích xã hội biên (MSB). Và chi phí tư nhân biên (MPC) của từng người cũng bằng 1/N tổng chi phí xã hội biên (MSC). Khi đó mức HHCC mà tại đó MPB = MPC cũng là mức làm cho MSB = MSC. Cân

bằng biểu quyết theo đa số trong trường hợp này là có hiệu quả.

Nhưng trong thực tế, phân phối thu nhập thường bất bình đẳng. Mặc dù mọi cá nhân đều có MPB như nhau đối với HHCC tức là bằng 1/N của MSB nhưng thu nhập trung vị sẽ thấp hơn nhiều thu nhập bình qn. Khi đó, so sánh giữa lợi ích và chi phí của cử tri trung vị sẽ thấy mức thuế tuyệt đối mà cử tri trung vị phải đóng góp cũng thấp hơn nhiều so với mức thuế trung bình vì MPB của cử tri trung vị bằng 1/N MSB thì chi phí của anh ta (mức thuế anh ta phải nộp) lại nhỏ hơn nhiều 1/N của MSC (do thu nhập trung vị thấp hơn thu nhập bình quân). Vì thế, sẽ có quá nhiều HHCC được cung cấp. Điều này còn mạnh hơn nữa nếu hệ thống thuế là luỹ tiến.

Lập luận trên dựa trên một giả định là MPB của cá nhân không thay đổi theo mức thu nhập. Trên thực tế, có một số HHCC mà lợi ích của chúng lại tăng dần theo thu nhập (chẳng hạn hoạt động văn hố, nghệ thuật). Khi đó, MPB của cử tri trung vị có thể thấp hơn 1/N của MSB và điều này có thể khiến cho HHCC được cung cấp quá ít, dưới mức hiệu quả xã hội, ngay cả khi cử tri trung vị phải chịu MPC nhỏ hơn 1/N của MSC.

Nói cách khác, kết quả lựa chọn của tập thể phản ánh đúng sự lựa chọn của cử tri C (cử tri trung vị). Tuy nhiên, nếu có lựa chọn đa đỉnh thì có thể (nhưng khơng nhất thiết) dẫn tới nghịch lý biểu quyết.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 104 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)