CHƯƠNG 2 : THỊ TRƯỜN G HIỆU QUẢ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI
5.2. Công cụ trợ cấp
5.2.1. Trợ cấp sản xuất
Trong nền kinh tế, ngồi việc đảm bảo khn khổ luật pháp cho cá nhân và doanh nghiệp hoạt động, chính phủ ngày càng có vai trị tích cực trong các hoạt động sản xuất. Bằng các công cụ như thuế, trợ cấp mà chính phủ có thể điều tiết sản xuất thông qua thay đổi hành vi của cá nhân người sản xuất và người tiêu dùng.
5.2.1.1. Khái niệm trợ cấp
Trợ cấp là khoản chuyển giao của Chính phủ tạo ra một khoản đệm giữa giá mà người tiêu dùng trả và chi phí sản xuất khiến cho giá thấp hơn chi phí biên. Đây là chuyển nhượng một chiều của chính phủ cho doanh nghiệp hoặc cá nhân trong nền kinh tế nhằm thúc đẩy sản xuất hoặc tiêu dùng sản phẩm.
Trợ cấp thường được thực hiện dưới dạng trợ cấp nông nghiệp, trợ cấp xuất khẩu hoặc trợ cấp đối với những hàng hố tạo ra ngoại ứng tích cực trong nền kinh tế.
Hình thức trợ cấp có thể là hỗ trợ bằng tiền từ Ngân sách nhà nước hoặc miễn, giảm một khoản thu lẽ ra phải nộp cho nhà nước (miễn giảm thuế, phí).
5.2.1.2. Ai được hưởng lợi ích trợ cấp?
Giống như cơng cụ thuế, chúng ta cũng sẽ xem xét tác động của trợ cấp đối với người sản xuất và người tiêu dùng. Do đó, chúng ta sẽ xét hai trường hợp trợ cấp bên cung và trợ cấp bên cầu.
Trợ cấp bên cung
Một biện pháp để tăng cung về hàng hoá là trợ cấp cho người sản xuất. Trợ cấp đó có thể dành cho một doanh nghiệp sản xuất hoặc do chính quyền cấp trên phân bổ ngân sách cho chính quyền cấp dưới. Trợ cấp có tác dụng làm tăng lượng hàng hố cung ứng nên nó thường được dùng để khắc phục ngoại ứng tích cực. Đơi khi, hình thức này cịn được dùng để bù lỗ cho độc quyền tự nhiên nhằm khuyến khích các hãng độc quyền sản xuất tại mức sản lượng tối ưu xã hội (chúng ta đã nghiên cứu ở chương trước). Trợ cấp sản xuất còn được áp dụng vì mục tiêu cơng bằng, nhằm trợ giúp cho một số doanh nghiệp thuộc diện ưu tiên hoặc đang phải chịu sức ép cạnh tranh khơng bình đẳng.
Để thấy tác động của trợ cấp, chúng ta xét ví dụ về thị trường xăng dầu. Giả sử mức trợ cấp là 500 đồng cho 1 lít. Ban đầu, thị trường cân bằng tại mức giá P1= 1.500 và Q1=100.
Khi Chính phủ trợ cấp bên cung với mức trợ cấp S=500 đồng, khiến cho lượng cung tăng, đường cung dịch chuyển xuống dưới, sang phải, từ vị trí đường S1 sang S2. Lúc này, thị trường cân bằng tại mức sản lượng Q2 = 110 và mức giá P2 = 1.300.
Hình 5.12: Trợ cấp bên cung đối với thị trường xăng dầu
P3=1.800 P1=1.500 P2=1.300 Q1=100 Q2=110 S2 S1
Lợi ích của trợ cấp được phân chia giữa người sản xuất và người tiêu dùng như sau:
- Lợi ích đối với người tiêu dùng: (giá trước khi trợ cấp - giá sau khi trợ cấp) + trợ cấp nhận được bởi chính phủ.
Áp dụng vào ví dụ trên ta có :
(P1 - P2) + 0 = (1.500 - 1.300) + 0 = 200
- Lợi ích đối với người sản xuất: (giá sau khi trợ cấp - giá trước khi trợ cấp) + trợ cấp nhận được bởi chính phủ.
Áp dụng vào ví dụ trên ta có:
(P2 - P1) + 500 = (1.300 - 1.500) + 500 = 300
Kết quả cho thấy cả người tiêu dùng và người sản xuất đều được hưởng lợi ích từ trợ cấp của chính phủ.
Trợ cấp bên cầu
Tương tự phân tích như trợ cấp bên cung, trong trường hợp trợ cấp bên cầu, người nhận trợ cấp từ chính phủ là người tiêu dùng. Khi chính phủ trợ cấp, đường cầu sẽ dịch chuyển, giá và lượng cân bằng trên thị trường sẽ thay đổi. Mức giá cân bằng ban đầu là P1= 1.500 và Q1=100. Sau khi có trợ cấp, giá thị trường là P1= 1.800 và sản lượng Q1=110.
P2=1.800 P1=1.500 P1=1.300
Q1=100 Q2=110
Hình 5.13: Trợ cấp bên cầu đối với thị trường xăng dầu
D2 D1
Lợi ích của trợ cấp được phân chia giữa người sản xuất và người tiêu dùng như sau:
- Lợi ích đối với người sản xuất: (giá sau khi trợ cấp - giá trước khi trợ cấp) + trợ cấp nhận được bởi chính phủ.
Áp dụng vào ví dụ trên ta có: (P2 - P1) + 0 = (1.800 - 1.500) + 0 = 300 - Lợi ích đối với người tiêu dùng: (giá trước khi trợ cấp - giá sau khi trợ cấp)+ trợ cấp nhận được bởi chính phủ.
Áp dụng vào ví dụ trên ta có:
(P1 - P2) + 500 = (1.500 - 1.800) + 500 = 200
Kết quả cho thấy, cả người tiêu dùng và người sản xuất đều được hưởng lợi ích từ trợ cấp của chính phủ.
Như vậy, giống như thuế, tác động của trợ cấp không phụ thuộc vào việc trợ cấp cho ai mà nó phụ thuộc vào độ co giãn của các đường cung, đường cầu.
Tóm lại, giống như thuế, các kết luận rút ra đối với trợ cấp như sau:
- Tác động của trợ cấp không phụ thuộc vào việc trợ cấp cho bên cung hay bên cầu. Nói chung, dù cho danh nghĩa là áp dụng cho bên nào thì thực tế cả hai bên đều được hưởng lợi ích trợ cấp.
- Sự phân chia lợi ích của trợ cấp chỉ phụ thuộc vào độ co giãn của đường cung và đường cầu. Khi đường cầu càng ít co giãn hoặc đường cung càng co giãn nhiều thì người tiêu dùng càng được hưởng nhiều lợi ích trợ cấp. Cịn khi đường cầu càng co giãn nhiều hoặc đường cung càng ít co giãn thì người sản xuất càng được hưởng nhiều lợi ích trợ cấp.
- Trợ cấp cũng gây ra tổn thất phúc lợi xã hội, đó là cái giá mà xã hội phải hy sinh về tính hiệu quả. Vì thế, khi áp dụng chúng, cần cân nhắc những tác động có lợi mà chúng đem lại với tính phi hiệu quả mà chúng gây ra để tránh lạm dụng.