Trợ cấp phúc lợi xã hôi

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 80 - 90)

CHƯƠNG 2 : THỊ TRƯỜN G HIỆU QUẢ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI

5.2. Công cụ trợ cấp

5.2.2. Trợ cấp phúc lợi xã hôi

5.2.2.1. Bản chất của trợ cấp phúc lợi xã hội

An sinh xã hội theo nghĩa rộng bao gồm ba hợp phần cơ bản:

- Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực, bao gồm chủ yếu những chính sách vĩ mơ, chiến lược phát triển và các biện pháp thể chế hỗ trợ. Chúng giúp nâng cao vị thế xã hội và trao quyền cho những người bị gạt ra ngồi lề và những nhóm bị thiệt thòi.

- Các biện pháp phòng ngừa, bao gồm các biện pháp trực tiếp để phòng ngừa sự bần cùng hố. Thơng thường các biện pháp phòng ngừa bao gồm hàng loạt các dịch vụ bảo hiểm xã hội và các dịch vụ khác, giúp cho người dân khỏi rơi vào khủng hoảng và cần đến sự cứu trợ xã hội.

- Các biện pháp bảo vệ, bao gồm lưới an toàn theo nghĩa hẹp dành cho những đối tượng bị tổn thương thơng qua các khoản qun góp bằng tiền mặt, hiện vật hoặc những sự hỗ trợ ngắn hạn khác. Các biện pháp này cũng như cứu trợ trong cơn nguy kịch (thiên tai, bệnh dịch...). Các biện pháp bảo vệ được áp dụng khi những biện pháp phịng ngừa khơng thể thành cơng trong thời điểm khủng hoảng.

Như vậy, các chương trình phúc lợi xã hội được coi là một hợp phần của hệ thống an sinh xã hội. Nó bao gồm các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ các cá nhân, hộ gia đình nhằm bảo vệ họ trước tình trạng mức sống thấp hay đang bị suy giảm, đặc biệt khi phải hứng chịu những rủi ro trong cuộc sống. Thực chất đây là những khoản trợ cấp của chính phủ dành cho những đối tượng nghèo hoặc dễ bị tổn thương trong xã hội.

Với các quốc gia khác nhau, các chương trình phúc lợi xã hội cũng rất khác nhau, nhưng nhìn chung nó bao gồm 3 dạng: (1) hỗ trợ thu nhập, (2) trợ cấp xã hội và (3) cung cấp dịch vụ xã hội thơng các hình thức sau:

- Trợ cấp bằng tiền hoặc phiếu lương thực, hưu trí (dưỡng lão) khơng điều kiện cho các hộ gia đình. Các chương trình này có thể dựa trên đánh giá hoàn cảnh cụ thể hoặc theo đối tượng như trợ cấp cho trẻ em.

- Trợ cấp bằng hiện vật, trong đó phổ biến nhất là các chương trình lương thực và dinh dưỡng, như cung cấp thực phẩm qua chương trình dinh dưỡng trường học hoặc chương trình hỗ trợ bà mẹ/trẻ em, phân phát lương thực khẩn cấp, ngồi ra cịn có chương trình phát khẩu phần thức ăn mang về nhà, đồng phục và sách vở, dụng cụ học tập...

- Trợ giá cho các hộ gia đình, thường là trợ giá lương thực, trợ giá bán lương thực, trợ giá năng lượng.

- Trợ cấp bằng tiền mặt hoặc hiện vật có điều kiện cho các hộ nghèo, dựa trên một hành vi cụ thể được yêu cầu, thông thường là phụ thuộc vào việc đáp ứng các điều kiện cụ thể về giáo dục hoặc y tế.

- Miễn phí một số dịch vụ cơ bản: y tế, giáo dục (miễn học phí, học bổng) dịch vụ cơng ích hoặc giao thông.

5.2.2.2. Đối tượng và mục tiêu của trợ cấp phúc lợi xã hội

Đối tượng của các chương trình phúc lợi xã hội:

- Người nghèo kinh niên hay người nghèo tuyệt đối.

- Nhóm người dễ bị tổn thương bao gồm: người lớn tuổi, trẻ mồ côi, người khuyết tật.

- Những người dễ bị tổn thương do các cú sốc (những người nằm trong cận nghèo).

Mục tiêu của trợ cấp phúc lợi xã hội:

- Phân phối lại thu nhập cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương, nhanh chóng tác động lên nghèo đói và bất bình đẳng.

- Trợ cấp nhằm tạo điều kiện cho các gia đình đầu tư tốt hơn vào tương lai bằng cách ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu đầu tư vào giáo dục và cải thiện đầu tư vào những tài sản sinh lời.

Thu nhập khơng đủ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng do cắt giảm khẩu phần ăn, cắt giảm việc tiếp cận các dịch vụ như y tế, giáo dục, nước sạch và vệ sinh. Các khoản trợ cấp trong chương trình an sinh có thể cho phép tăng chất lượng thức ăn mà họ tiêu thụ, mua đồ chứa để bảo quản, vận chuyển nước hoặc mua thêm nước và xà phòng để cải thiện điều kiện vệ sinh.

Các hộ nghèo thường khơng có tiền đầu tư cho con cái đi học nên các khoản trợ cấp cơ bản có thể giúp gia đình trang trải được các chi phí đi học trực tiếp. Thường là trợ cấp có điều kiện, ví dụ như trợ cấp cho học sinh có hồn cảnh khó khăn ở trường phổ thông (với điều kiện đi học đầy đủ mới nhận được trợ cấp).

Ở Mỹ, trợ cấp phúc lợi xã hội bao gồm những chương trình sau:

- Hỗ trợ thu nhập cho hộ gia đình thơng qua tín dụng thuế thu nhập

từ lao động: Hỗ trợ cho những gia đình thu nhập thấp và có con cái một khoản tiền tùy vào thu nhập và số con của họ. Khi thu nhập của họ tăng, mức hỗ trợ sẽ giảm; và ngược lại, thu nhập giảm mức hỗ trợ sẽ tăng.

- Chương trình tem phiếu thực phẩm (Food Stamps Program - FSP):

hỗ trợ người nghèo mua thực phẩm. Chính quyền liên bang chịu tồn bộ chi phí, quy định mức trợ cấp thống nhất. Trợ cấp phụ thuộc vào thước đo thu nhập.

- Chương trình Hỗ trợ Dinh dưỡng Bổ sung (Supplemental Nutrition

Assistance Program - SNAP) đặc biệt cho phụ nữ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. - Chương trình hỗ trợ y tế cho người nghèo, đặc biệt là trẻ em nghèo, dịch vụ chăm sóc y tế cho người khuyết tật, dịch vụ dưỡng lão cho phần lớn người già.

- Chương trình Tem phiếu Lựa chọn Nhà ở (Housing Choice Voucher): người thụ hưởng nhận được một khoản tiền cố định để chi tiêu

cho nhà ở.

- Chương trình tín dụng thuế nhà ở thu nhập thấp: trợ cấp cho việc

mua, xây dựng hoặc cải tạo nhà thuê cho hộ gia đình thu nhập thấp).

5.2.2.3. Phân loại trợ cấp phúc lợi xã hội

Dựa trên điều kiện khi nhận trợ cấp thì trợ cấp được chia thành trợ cấp có điều kiện và trợ cấp vơ điều kiện:

- Trợ cấp có điều kiện là chương trình trợ cấp gắn với các điều kiện cụ thể mà các gia đình phải thực hiện hiên quan đến giáo dục hoặc chăm sóc sức khoẻ. Đối tượng của trợ cấp chủ yếu là trẻ em, phụ nữ có thai hoặc phụ nữ cho con bú. Mục tiêu nhằm bảo vệ và tăng cường vốn con người, cũng như cải thiện điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản. Ví dụ hỗ trợ dinh dưỡng bổ sung (i-ốt cho đồng bào thiểu số, sữa cho trẻ em tiểu học), miễn phí dịch vụ y tế và giáo dục (miễn học phí, cấp học bổng, thẻ khám bệnh miễn phí).

-Trợ cấp vô điều kiện là các trợ cấp nhằm bảo vệ các hộ gia đình nghèo bằng cách cung cấp cho họ những nguồn lực cần thiết để duy trì mức sống tối thiểu. Ví dụ như những hộ có thu nhập thấp sẽ nhận được trợ cấp lương thực, trợ cấp thu nhập, hoặc trợ giá năng lượng, nhà ở... từ chính phủ.

Dựa trên mức trợ cấp thì trợ cấp được chia thành: Trợ cấp đồng loạt

và trợ cấp phân loại:

- Trợ cấp phân loại là mức trợ cấp khác nhau tuỳ theo đặc điểm của hộ thụ hưởng, ví dụ: dựa trên mức độ nghèo của hộ, hộ nghèo hơn được trợ cấp nhiều hơn; trợ cấp dựa trên quy mô của hộ, theo tổng số thành viên hoặc số thành viên khơng có khả năng lao động.

Dựa trên hình thức trợ cấp thì trợ cấp được chia thành trợ cấp bằng

tiền mặt và trợ cấp bằng hiện vật:

- Trợ cấp bằng tiền mặt và các những phương tiện gần giống tiền mặt (phiếu mua hàng, phiếu trợ cấp) được sử dụng để chuyển nhượng nguồn lực đến cho người nghèo hoặc những người dễ bị tổn thương như người già, người khuyết tật... Mục đich nhằm nâng mức thu nhập thực tế của người nghèo, hoặc những người mà nếu khơng có trợ cấp họ sẽ rơi vào tình trạng nghèo khổ.

- Trợ cấp hiện vật thường được sử dụng để cung cấp thêm nguồn lực cho các hộ gia đình nghèo hoặc dễ bị tổn thương thông qua cung cấp khẩu phần lương thực, các chương trình bữa ăn tại trường học, bữa ăn bổ sung dinh dưỡng hoặc phân phát lương thực khẩn cấp. Mục đích của trợ cấp hiện vật là giúp hộ nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương đạt và duy trì tình trạng dinh dưỡng tốt hơn, nếu khơng có trợ cấp họ có thể rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, ốm đau và tử vong.

5.2.2.4. Ưu điểm và nhược điểm của trợ cấp bằng tiền mặt và trợ cấp hiện vật

Trợ cấp tiền mặt và trợ cấp hiện vật là các hình thức trợ cấp giúp bảo vệ những hộ gia đình nghèo bằng cách cung cấp cho họ những nguồn lực cần thiết để duy trì mức tiêu dùng tối thiểu. Tuy nhiên, các hình thức trợ cấp khác nhau sẽ mang lại cho người thụ hưởng những lựa chọn khác nhau về số lượng hàng hoá mà họ tiêu dùng. Trong khi trợ cấp tiền mặt sẽ cho phép người thụ hưởng tiêu dùng bất kỳ hàng hoá nào mà họ muốn, thì trợ cấp bằng các phương tiện gần giống tiền mặt (phiếu lương thực, phiếu mua hàng) sẽ hạn chế sự lựa chọn của người thụ hưởng ở một số hàng hố nhất định, cịn trợ cấp bằng hiện vật sẽ giới hạn sự lựa chọn ở những hàng hoá mà người thụ hưởng nhận được.

Trợ cấp tiền mặt

Các chương trình trợ cấp tiền mặt gồm có cung cấp hỗ trợ dưới dạng tiền mặt và các công cụ khác gần giống như tiền mặt, chúng được sử

dụng để chuyển nhượng nguồn lực tới tay người nghèo và những người nếu không được trợ cấp sẽ rơi vào tình trạng nghèo khổ.

Đối tượng nhận trợ cấp tiền mặt là (1)những người nghèo, (2) những người có thu nhập thấp (vì các lý do như hộ gia đình khơng có người lao động, người già, người khơng có khả năng lao đông do lứa tuổi hoặc khuyết tật), (3) những người bị thiệt hại tài sản, thu nhập do các cú sốc sau thiên tai.

Trợ cấp tiền mặt và các phương tiện gần giống tiền mặt là hình thức can thiệp trực tiếp nhằm hỗ trợ người nghèo, nó có những ưu điểm sau:

- Chi phí vận hành các chương trình này thấp hơn so với trợ cấp bằng hiện vật.

- Từ góc độ người nhận trợ cấp thì trợ cấp tiền mặt giúp họ có thể tự do lựa chọn cách sử dụng trợ cấp để cải thiện điều kiện kinh tế, nên tạo ra mức độ hài lòng cao hơn so với trợ cấp hiện vật.

- Trợ cấp tiền mặt cho các đối tượng sẽ khơng trực tiếp bóp méo giá cả (như khơng làm tăng giá lương thực).

- Phiếu lương thực có thể bảo vệ người tiêu dùng khỏi sự tăng giá, không chịu ảnh hưởng bởi lạm phát.

Bên cạnh đó, hình thức trợ cấp này cũng mang những nhược điểm của trợ cấp nói chung như:

- Trợ cấp tiền mặt có thể thúc đẩy các hành vi phản xã hội như hút thuốc và uống rượu ở nam giới do người thụ hưởng khó có khả năng kiểm soát nguồn lực và sử dụng chúng đúng mục đích.

- Trợ cấp tiền mặt có thể bóp méo những mong muốn và sở thích, ví dụ như trợ cấp tiền mặt dành cho đối tượng thu nhập thấp thì có thể làm giảm động cơ lao động của họ.

- Trợ cấp tiền mặt bị ảnh hưởng bởi mức giá tiêu dùng trong nền kinh tế, nếu tiền trợ cấp không được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát thì trợ cấp sẽ giảm giá trị và hiệu quả.

- Trợ cấp tiền mặt thường hấp dẫn những quan chức địa phương hoặc những người không thuộc diện trợ cấp nên dễ dẫn đến trợ cấp không đúng đối tượng, tham nhũng... nếu khơng được kiểm sốt tốt.

Trợ cấp bằng hiện vật

Trợ cấp lương thực bằng hiện vật và các chương trình lương thực khác cung cấp thêm nguồn lực cho các hộ gia đình bằng cách đem lương thực đến cho họ khi cần, chủ yếu là dưới hình thức khẩu phần lương thực, các chương trình bữa ăn tại trường học và bữa ăn bổ sung dinh dưỡng hoặc phân phát lương thực khẩn cấp.

Mục tiêu của chính phủ muốn cho một bộ phận dân cư nào đó tiêu dùng một loại hàng hóa nào đó ở mức tối thiểu thì sẽ sử dụng hình thức trợ cấp bằng hiện vật. Đối tượng thường là bà mẹ, trẻ nhỏ hoặc trẻ em đang học tiểu học và các hộ gia đình trong tình huống khẩn cấp (thiên tai, bão lụt, động đất...)

Trợ cấp hiện vật có những ưu điểm liên quan đến sự cải thiện trực tiếp trong mức tiêu dùng và tình trạng sức khoẻ của người thụ hưởng:

- Trợ cấp lương thực không chịu nhiều ảnh hưởng của lạm phát như trợ cấp tiền mặt, đúng đối tượng, đúng mục tiêu.

- Giúp đáp ứng yêu cầu quay vịng dự trữ lương thực của chính phủ. - Lương thực được cung cấp thơng qua các chương trình bữa ăn học đường có thể góp phần cải thiện kết quả học tập nhờ xố bỏ tình trạng đói ăn, tạo động cơ đi học.

Tuy nhiên, hình thức trợ cấp này có nhược điểm:

- Khó khăn trong việc tiếp cận đối tượng thụ hưởng và chi phí tốn kém để triển khai và vận hành chương trình.

- Việc cung cấp lương thực trực tiếp sẽ giới hạn những lựa chọn trước mắt của người tiêu dùng vào các hàng hoá được cung cấp.

- Chi phí của các chương trình trợ cấp lương thực thường cao hơn so với trợ cấp bằng tiền mặt hoặc phiếu lương thực.

- Việc mua (đấu thầu), chuyên chở và phân phối có thể làm bóp méo các thị trường lương thực.

- Trợ cấp hiện vật thường khó quản lý, hay thất thoát, dễ dẫn tới tiêu dùng quá mức. Chi phí vận hành cao nên thực hiện trợ cấp ở vùng thành thị sẽ được ưu tiên hơn so với nông thôn và miền núi.

- Các chương trình bữa ăn học đường dễ khiến cho người nghèo cảm thấy bị kỳ thị, trừ phi việc xác định đối tượng thụ hưởng được tiến hành kín đáo.

Trên thực tế, khi xem xét thực hiện một chương trình trợ cấp bằng hiện vật (thay vì bằng tiền mặt), cần cân nhắc các khía cạnh sau:

- Hoạt động của các chợ lương thực (bao gồm cả đường đến chợ, điều kiện giao thông vận tải, kho hàng...): nếu các chợ lương thực được phân bổ hợp lý giữa các vùng, trợ cấp tiền mặt có thể hiệu quả hơn vì khu vực tư nhân sẽ vận chuyển, bảo quản lương thực và các loại hàng hoá khác hiệu quả hơn khu vực nhà nước. Hơn nữa, cung cấp tiền mặt có thể thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển. Tuy nhiên, nếu mạng lưới chợ khơng tốt và mang tính độc quyền thì trợ cấp bằng tiền mặt có thể khiến giá cả tăng cao, làm suy giảm giá trị các khoản trợ cấp và có thể gây ra các khó khăn khác cho các hộ nghèo nhưng không nhận được trợ cấp.

- Mức chi phí giao dịch của chương trình và của người thụ hưởng: Các khoản chi phí giao dịch liên quan đến chương trình bao gồm: chi phí hành chính, chi phí vận chuyển, lưu kho, bảo quản và cả chi phí hư hỏng mất mát lương thực. Chi phí giao dịch của người thụ hưởng cũng cần tính tới, bao gồm: thời gian và các khoản tiền phải bỏ ra để đi đến chợ hoặc địa điểm nhận hàng. Chi phí này có thể tăng nếu chợ nằm xa nhà và ở những nơi khơng an tồn.

- Điều kiện văn hoá xã hội: tại một số nơi, trợ cấp bằng tiền mặt bị sử dụng vào các mục đích khơng chính đáng như uống rượu, đánh bạc...

- Mong muốn của người thụ hưởng: Các trợ cấp bằng tiền mặt thường được ưa thích hơn vì trên lý thuyết nó sẽ tối đa hố độ thoả dụng của người nhận được trợ cấp. Tuy nhiên, tại một số nơi, phụ nữ lại ưa thích trợ cấp

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 80 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)