Hệ thống thuế tối ưu

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 73 - 77)

CHƯƠNG 2 : THỊ TRƯỜN G HIỆU QUẢ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI

5.1. Công cụ thuế

5.1.6. Hệ thống thuế tối ưu

Hệ thống thuế tối ưu là hệ thống thuế có cơ cấu thuế cho phép tăng nguồn thu thuế cho chính phủ và đạt được những mục tiêu phân phối đã đặt ra với thiệt hại ít nhất về tổn thất vơ ích do thuế gây ra. Hệ thống thuế tối ưu là hệ thống thuế tăng tối đa phúc lợi xã hội hay nói khác đi là gây tổn thất vơ ích nhỏ nhất trong đó có tính đến sự cân đối nguồn thu ngân sách.

5.1.6.1. Thuế hàng hoá tối ưu

Thuế hàng hoá tối ưu là phương án chọn các mức thuế suất giữa các loại hàng hoá để tổn thất xã hội là nhỏ nhất trước một nhu cầu về doanh thu (thuế) cho trước.

Quy tắc Ramsay về thuế hàng hoá tối ưu: thuế suất của các hàng hoá được thiết kế sao cho tỷ số giữa tổn thất xã hội biên và doanh thu (thuế) biên của các hàng hoá là như nhau.

Trong đó là tổn thất xã hội biên do đánh thuế vào hàng hoá thứ i, là doanh thu thuế tăng thêm từ việc đánh thuế; là giá trị thuế tăng thêm của chính phủ.

Nếu thuế đánh vào hàng hố A có MDWL/MR cao hơn MDWL/MR từ việc đánh thuế hàng hố B, điều đó nghĩa là mức thuế đánh vào A cao hơn B, gây ra tổn thất xã hội lớn hơn. Do vậy, để giảm tổn thất xã hội thì chính phủ nên giảm thuế đối với hàng hố A và tăng thuế đối với hàng hoá B, việc điều chỉnh này sẽ tiếp tục diễn ra cho tới khi của hai hàng

hoá bằng nhau. Tuy nhiên, đi cùng với tổn thất xã hội nhỏ thì nguồn thu từ thuế của chính phủ tăng, ngược lại tổn thất xã hội lớn thì nguồn thu từ thuế lớn. Vì thế, ở các nước khác nhau, chính phủ sẽ sẽ lựa chọn phướng án đánh thuế tối ưu phụ thuộc vào nhu cầu ngân sách, nếu cần nguồn thu lớn thì sẽ phải chấp nhận tổn thất xã hội cao.

Quy tắc Ramsay còn được diễn tả theo cách khác, gắn với độ co dãn, còn được gọi là quy tắc nghịch đảo độ co dãn:

Trong đó là tỷ lệ thuế tối ưu của hàng hoá thứ i, là độ co dãn của cầu hàng hố thứ i. Phương trình cho thấy chính phủ nên thiết lập thuế với mỗi hàng hoá nghịch đảo với độ co dãn, nghĩa là hàng hố có độ co dãn thấp nên đánh mức thuế cao và hàng hố có độ co dãn cao nên đánh thuế thấp. Như vậy, quy tắc Ramsay cho thấy hai yếu tố cần phải tính đến khi thiết kế thuế hàng hoá tối ưu:

Thứ nhất, quy tắc co dãn: nếu độ co dãn của cầu hàng hoá cao, hàng

hoá nên được đánh thuế với mức thuế thấp, ngược lại nếu hàng hố có độ co dãn kém thì nên được đánh mức thuế cao. Như vậy, để một hệ thống thuế hiệu quả thì phải đánh thuế nhiều loại hàng hoá với các mức thuế suất khác nhau, cụ thể là hàng hố thiết yếu (có cầu kém co dãn) nên đánh thuế cao, hàng hoá cao cấp (có cầu co dãn) nên đánh thuế thấp.

Thứ hai, quy tắc cơ sở đánh thuế trên diện rộng: sẽ tốt hơn nếu đánh

thuế tất cả hàng hoá với thuế suất vừa phải hơn là đánh thuế vào một nhóm hàng hố với mức thuế cao vì tổn thất xã hội biên cũng sẽ tăng khi mức thuế tăng.

Áp dụng quy tắc của Ramsay khi thiết kế hệ thống thuế tối ưu vào nền kinh tế sẽ giúp nền kinh tế đạt mục tiêu hiệu quả. Tuy nhiên, nếu xét theo mục tiêu công bằng thì quy tắc này rõ ràng chưa đạt được. Đánh thuế cao vào hàng hố thiết yếu là khơng cơng bằng do cách thức tiêu dùng của người giàu và người nghèo khác nhau.

Ví dụ, thuế đánh vào mặt hàng bánh mì (thiết yếu) và trứng cá hồi (cao cấp). Người nghèo chi tiêu vào bánh mỳ nhiều hơn so với người giàu, và ngược lại, người giàu chi tiêu vào trứng cá hồi nhiều hơn. Bánh

mì có cầu co dãn kém hơn so với trứng cá hồi, để công bằng giữa người thu nhập cao và thu nhập thấp thì chính phủ nên đánh thuế cao vào trứng cá hồi và đánh thuế thấp vào bánh mỳ.

5.1.6.2. Thuế thu nhập tối ưu

Hệ thống thuế thu nhập tối ưu là lựa chọn thuế suất giữa các nhóm thu nhập sao cho tổn thất xã hội nhỏ nhất, tuỳ thuộc vào yêu cầu nguồn thu từ thuế của chính phủ.

Mơ hình Edgeworth đơn giản với 3 giả thiết:

- Với một số thuế thu được là xác định, mục tiêu là tổng mức thoả dụng của các cá nhân trong xã hội càng cao càng tốt. Gọi Ui là mức thoả dụng của người thứ i và W là phúc lợi xã hội, thì hệ thống thuế phải tối đa hoá W= ΣUi.

- Mọi cá nhân đều có hàm thoả dụng giống nhau và chỉ thuộc vào mức thu nhập của họ. Các hàm thoả dụng thể hiện mức thoả dụng biên của thu nhập giảm dần, khi thu nhập tăng thì độ thoả dụng biên giảm xuống.

- Tổng thu nhập có thể sử dụng là cố định.

Thuế thu nhập tối ưu trong trường hợp này là hướng đến mức thu nhập sau thuế của các cá nhân là như nhau, thông qua việc bớt đi phần thu nhập của người giàu bởi vì độ thoả dụng biên đối với 1 đồng thu nhập của người giàu nhỏ hơn của người nghèo. Thuế thu nhập nên đánh theo cấu trúc thuế luỹ tiến để “bằng phẳng hoá” thu nhập từ những đối tượng thu nhập cao cho tới khi đạt được sự công bằng.

Tuy nhiên, cách đánh thuế như vậy chỉ đúng với mơ hình Edgeworth vì giả định tổng thu nhập xã hội là cố định, khơng có thất thốt nguồn lực trong q trình thu thuế, nghĩa là dù mức thuế là bao nhiêu thì người lao động vẫn làm việc với chất lượng cũ, thời gian không đổi. Thực tế, khi xã hội đánh thuế thu nhập thì đã làm thay đổi hành vi của người lao động. Do đó, việc tăng thuế thu nhập sẽ tác động đến doanh thu thuế của chính phủ.

Thứ nhất nguồn thu thuế của chính phủ sẽ tăng, với mọi mức thu nhập. Thứ hai, người lao động khi bị đánh thuế thu nhập cao sẽ giảm thời gian làm việc nên thu nhập của họ cũng giảm nên nguồn thu thuế của chính phủ cũng giảm do cơ sở thuế giảm.

Tác động này được khái quát trong đường cong Laffer: (1) với mức thuế thấp thì ảnh hưởng thứ nhất sẽ chi phối. Ví dụ, bắt đầu từ mức thuế bằng 0, khi mức thuế tăng lên thì nguồn thu từ thuế của chính phủ cũng tăng, nguồn thu thuế tăng tối đa tại t*, sau đó giảm dần; (2) nếu mức thuế tiếp tục tăng thì ảnh hưởng thứ hai sẽ chi phối, thu nhập giảm, cơ sở thuế giảm, nguồn thu từ thuế bằng 0.

Mục tiêu của hệ thống thuế tối ưu là xác định mức thuế giữa các nhóm thu nhập sao cho tối đa hố phúc lợi xã hội, trong khi đường cong Laffer cho rằng tăng thuế không phải lúc nào cũng làm tăng nguồn thu từ thuế của chính phủ. Do vậy, hai khía cạnh cần phải cân bằng để đạt thuế thu nhập tối ưu:

Thứ nhất, công bằng theo chiều dọc: phúc lợi xã hội được tối đa hoá khi những người có mức tiêu dùng cao bị đánh thuế cao, và những người có mức tiêu dùng thấp, bị đánh thuế thấp.

Thứ hai, phản ứng hành vi: khi mức thuế cao đánh vào một nhóm bất kỳ, họ sẽ phản ứng lại bằng cách giảm làm việc nên thu nhập sẽ giảm. Điều đó nghĩa là tăng thuế thì nguồn thu từ thuế sẽ giảm do cơ sở đánh thuế nhỏ hơn.

Tóm lại, các nghiên cứu về thuế tối ưu, áp dụng cho hàng hoá hay thu nhập, đều đi đến kết luận các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tối ưu.

Một là, đánh thuế với mức thuế suất thấp. Hai là, đánh thuế với cơ sở thuế rộng.

Ba là, đánh thuế thấp đối với hàng hố có cầu co dãn cao.

Ba tiêu chuẩn này đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống thuế, tức là đảm bảo hệ thống thuế ít gây tổn thất phúc lợi xã hội. Bên cạnh đó, cịn 2 tiêu chuẩn nữa mà hệ thống thuế cần tuân thủ để đảm bảo tính cơng bằng trong đánh thuế.

Một là, nên đánh thuế cao vào người có mức tiêu dùng cao, đánh thuế thấp vào người có mức tiêu dùng thấp.

Hai là, đánh thuế cao vào người có thu nhập cao và đánh thuế thấp vào người có thu nhập thấp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)