- Phỏt triển các trung tâm dạy nghề: Phỏt triển các trung tâm dạy nghề để đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp, dạy nghề dưới 3 tháng nhằm phổ cập nghề
3.4.10. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề
- Thành lập Hội đồng Quốc gia về Đào tạo nghề hoặc thay đổi cơ cấu và chức năng của Hội đồng Giáo dục quốc gia hiện nay theo hướng:
+ Thành phần của Hội đồng bao gồm đại diện của Chính phủ, của các doanh nghiệp nhà nước, của các tổ chức quần chúng và tư nhân.
+ Nhiệm vụ của Hội đồng: Là cơ quan tư vấn về chính sách và chiến lược cho Chính phủ; Tổ chức thực hiện chính sách về dạy nghề: là cơ quan đầu mối về giáo dục, kinh tế và thị trường lao động; Duy trì hợp tác với các cơ quan nhà nước và lĩnh vực tư nhân trong lĩnh vực dạy nghề: Là cơ quan ra các quyết định về phát triển dạy nghề (Ví dụ như cấp tài chính, hệ thống tiêu chuẩn hóa và cấp văn bằng chứng chỉ, chương trình đào tạo và bồi dưỡng, triển khai các nghề đào tạo mới); Ra quyết định về tuyển sinh tại các trường
- Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng dạy nghề các cấp: kiện toàn Phòng dạy nghề ở các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiều cơ sở dạy nghề được thành lập Chi cục dạy nghề thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề các cấp.
- Tăng cường phân cấp quản lý Nhà nước về dạy nghề cho các Bộ, ngành và các địa phương, nâng cao trách nhiệm và phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của các cấp, các ngành; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở dạy nghề về đào tạo, phát triển chương trình, tổ chức, nhân sự và tài chính. Thực hiện nghiêm túc Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản bổ sung, sửa đổi, hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
- Quản lý Nhà nước tập trung vào việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dạ nghề; hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế chính sách về dạy nghề và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và kiểm định chất lượng dạy nghề.
- Tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng, của các đoàn thể, đặc biệt là các hội nghề nghiệp đối với hoạt động dạy nghề.
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý về dạy nghề, thông tin dự báo về nhu cầu dạy nghề; tin học hóa công tác thông tin quản lý dạy nghề trên phạm vi toàn quốc. Tăng cường công tác thống kê, phân tích số liệu về dạy nghề.