- Các chính sách và chiến lược khác
1.4.1. Tốc độ, trình độ phát triển nền kinh tế
Trình độ, tốc độ phát triển nền kinh tế - xã hội và sự thay đổi cơ cấu kinh tế là yếu tố quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng nguồn lao động. Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế nhanh cùng với thay đổi khoa học kỹ thuật, công nghệ mới đòi hỏi ngày càng nhiều lao động kỹ thuật. Mặt khác, chuyển đổi cơ cấu kinh tế tạo nhu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động theo các ngành nghề khác nhau đòi hỏi gia tăng đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ. Nền kinh tế càng phát triển càng tạo điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư thích đáng nhằm thỏa mãn nhu cầu phúc lợi chung, đặc biệt là nhu cầu đào tạo nghề. Đồng thời bản thân quá trình phát triển kinh tế, phát
Xây dựng các Lựa chọn chiến lược Chiến lược đã xác định Vấn đề gì? Với những đối tượng nào? Phương pháp gì?
triển ở trình độ càng cao thì càng đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng nguồn lao động, trong đó có chất lượng lao động qua đào tạo nghề.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2008 trung bình mỗi năm tăng 7% (năm 2008, tuy bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm nhưng nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng 6,23%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%). Với mức tăng trưởng kinh tế nói trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho dạy nghề tăng lên 6 lần (từ 968 tỷ đồng năm 2001 lên 5985 tỷ đồng năm 2008).
Phụ lục 4: Tình hình chi Ngân sách nhà nước cho dạy nghề trong giai đoạn 2001-2008.
Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, sớm thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì cần đặt mục tiêu đầu tư vào ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Vì vậy, trong thời gian tới sẽ có sự chuyển dịch lớn về cơ cấu lao động từ nụng, lõm, ngư nghiệp sang ngành khác có giá trị hàng hóa cao hơn.