Trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển dạy nghề và hệ thống các trường nghề (Trang 62 - 64)

- Các chính sách và chiến lược khác

1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2001-

1.7. Trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Năm 2011 mặc dù có nhiều khó khăn nhưng lĩnh vực đào tạo nghề, giải quyết việc làm vẫn đạt nhiều kết quả ấn tượng, góp phần tăng trưởng bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

Trong năm đã hỗ trợ dạy nghề và đặt hàng dạy nghề cho khoảng 400 ngàn lao động nông thôn, trong đó: 48,4% học các nghề nông nghiệp; 51,6% học các nghề phi nông nghiệp; 32,7% số người học nghề là đối tượng 1(hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác), 10,6% là đối tượng 2 (thuộc diện hộ cận nghèo), còn lại là đối tượng lao động nông thôn khỏc… Hỗ trợ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho 7 trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ, 10 cơ sở dạy nghề kiểu mẫu, 231 trung tâm dạy nghề cấp huyện và 30 trung tâm giáo dục thường xuyên có tham gia dạy nghề.

Đối với việc đảm bảo an sinh xã hội:

Trong năm đã tạo việc làm cho hơn 1,5 triệu người, đạt 96,1% kế hoạch. Trong đó, xuất khẩu lao động hơn 88 nghìn người ( với 3.500 lao động huyện nghèo), đạt 1.1,15% kế hoạch (tăng 2,9% so với năm 2010). Theo nhận định của các chuyên gia, mặc dù mục tiêu tạo việc làm mới chỉ đạt 96,1% kế hoạch đề ra, nhưng đây vẫn là kết quả cao trong điều kiện lạm phát và mặt bằng lãi suất tăng cao, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhiều địa phương đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động như: Tp.Hồ Chí Minh (265 nghìn người), Hà Nội (138 nghìn người), Đà Nẵng (33 nghìn người)…

Thị trường lao động tiếp tục phát triển, các hoạt động thông tin, dự báo thị trường lao động được triển khai đồng bộ, kết nối giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Đặc biệt lĩnh vực dạy nghề có nhiều chuyển biến tích cực, quy mô chất lượng dạy nghề được nâng cao. Trong năm đã tuyển mới dạy nghề 1.860.000 người, đạt 100% kế hoạch, tăng 6,41% so với thực hiện năm 2010, trong đó: cao đẳng, trung cấp nghề 420.000 người, tăng 17,2% so với thực hiện năm 2010, đạt chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội, Chính phủ giao; sơ cấp nghề và dạy

nghề thường xuyên (dưới 3 tháng) 1.440.000 người. Công tác tuyển sinh dạy nghề được chú trọng triển khai từ đầu năm 2011; nhiều tỉnh, thành phố đã tích cực chỉ đạo các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn và thanh niên dân tộc nội chỳ… đạt kết quả tuyển sinh dạy nghề cao, như: Đăk Nông 11.990 người, đạt 126% kế hoạch; Bình Định 24.980 người, đạt 107% kế hoạch; Quảng Nam 37.600 người, đạt 100,18% kế hoạch; An Giang 30.330 người, đạt 101,1% kế hoạch; Cà Mau 27.000 người, đạt 112,5% kế hoạch…

Hệ thống dạy nghề tiếp tục phát triển, trong năm đã thành lập thêm 13 trường Cao đẳng nghề (nâng tổng số trường cao đẳng nghề lên 136 trường, trong đó có 102 trường công lập); 12 trường Trung cấp nghề (nâng tổng số trường Trung cấp nghề lên 307 trường, trong đó có 207 trường công lập) và 57 Trung tâm dạy nghề (nâng tổng số Trung tâm dạy nghề lên 849 trung tâm, trong đó có 526 Trung tâm công lập với 386 trung tâm cấp huyện).

Một phần của tài liệu những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển dạy nghề và hệ thống các trường nghề (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w