- Các chính sách và chiến lược khác
2. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
2.1. Hạn chế
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp, nhất là lao động nông thôn - Mạng lưới CSDN phân bố chưa hợp lý, đặc biệt là khu vực nông thôn, số lượng cũn ớt, chưa có các trường có năng lực đào tạo nghề chất lượng cao tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Một số trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề mới thành lập, năng lực đào tạo cũn kộm.
- Quy mô đào tạo nghề của CSDN còn nhỏ, nhất là đào tạo nghề trình độ cao; chưa đáp ứng được nhu cầu qua đào tạo nghề cho các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động.
- Cơ cấu đào tạo nghề theo trình độ và nghề đào tạo chưa đáp ứng được đáp ứng cơ cấu lao động cần sử dụng của các ngành kinh tế và TTLĐ (có những nghề phải được đào tạo nhưng chưa có cơ sở đào tạo, nhiều vị trí lao
- Chất lượng đào tạo nghề còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, còn khoảng cách giữa đào tạo nghề và sử dụng lao động, nhất là kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, thể chất, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp của học sinh, sinh viên tốt nghiệp còn yếu; lao động nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa hiện đại trong bối cảnh hội nhập.
- Còn khoảng cách khá rộng giữa đào tạo và sử dụng lao động đã qua đào tạo. Kiến thức, kỹ năng, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động mà nhà trường trang bị cho học sinh chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động.
2.2. Nguyên nhân
- Mặc dù nhận thức của các cấp, các ngành về dạy nghề đó cú bước chuyển biến tích cực, nhưng nhiều cơ quan vẫn chưa nhận thức đúng mức về vai trò của dạy nghề trong việc đào tạo nhân lực kỹ thuật là một trong những nhân tố quyết định thành công và phát triển bền vững kinh tế - xã hội; khi xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của Bộ, của ngành hầu như chưa đề cập đến phát triển nhân lực nói chung và dạy nghề nói riêng; chưa quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho dạy nghề; các địa phương chưa ưu tiên dành quỹ đất cho việc mở rộng và thành lập mới các CSDN.
- Các điều kiện đảm bảo chất lượng còn hạn chế:
+ Đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, chưa hợp lý về cơ cấu ngành nghề đào tạo và chưa đảm bảo về chất lượng, nhất là kỹ năng thực hành nghề, ngoại ngữ, tin học ứng dụng, phương pháp giảng dạy;
+ Chương trình, giáo trình dạy nghề chậm được cập nhật, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
+ Cơ sở vật chất, thiết bị còn hạn chế: diện tích nhỏ so với quy mô đào tạo; thiếu xưởng thực hành; trang thiết bị dạy nghề thiếu về chủng loại, số lượng và lạc hậu về công nghệ; thư viện nhỏ, số lượng đầu sách, tài liệu ít; ký túc xá, khu thể dục thể thao chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho dạy nghề tăng chậm, chưa tương xứng với tốc độ tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Định mức chi thường xuyên đối với dạy nghề và mức thu học phí được quy định từ năm 1998 đến nay chưa được sửa đổi, nên thu không thể bù đắp chi phí đào tạo.
- Xã hội hóa dạy nghề triển khai còn chậm, chưa thu hút được nhiều cá nhân, tổ chức, nhất là các doanh nghiệp tham gia dạy nghề; việc huy động nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp, xã hội, quốc tế cho dạy nghề còn hạn chế. - Cơ chế, chính sách về dạy nghề chưa thay đổi kịp với việc chuyển nền kinh tế sang kinh tế thị trường; chính sách tiền lương đối với giáo viên dạy nghề chưa thỏa đáng; chưa có chính sách tiền lương cho người tốt nghiệp theo 3 cấp trình độ đào tạo, do đó chưa thu hút được người dân vào học nghề, cơ chế chính sách chưa thực sự khuyến khích và cụ thể để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia dạy nghề,nhất là chính sách tín dụng, chính sách giao, cho thuê đất, chính sách còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là cơ chế, chính sách dạy nghề tại doanh nghiệp, làng nghề và cho các đối tượng người học đặc thù. Tỷ lệ đầu tư cho dạy nghề trong tổng chi từ NSNN cho giáo dục - đào tạo còn thấp; chưa tập trung đầu tư đồng bộ để hình thành các nghề trọng điểm, chuyờn sõu, để đào tạo lao động có kỹ thuật cao. Chưa thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài cho dạy nghề.
- Liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo trong dạy nghề với hệ thống giáo dục quốc dân còn khó khăn do cách tiếp cận chương trình đào tạo và cơ chế quản lý.
- Chưa cú các giải pháp tạo ra sự đột phá về chất lượng ở một số nghề mang tính cạnh tranh cao.
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề ở cấp tỉnh và cấp huyện chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, năng lực của cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề ở một số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề chưa được chú trọng.
- Quan hệ giữa các CSDN với các doanh nghiệp chưa được chặt chẽ. Nhiều doanh nghiệp và người sử dụng lao động chưa thấy được trách nhiệm và lợi ích của mình trong công tác dạy nghề.
- Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn và hướng nghiệp về dạy nghề còn yếu, chưa làm cho xã hội, nhất là học sinh THCS, THPT, thanh niên hiểu đúng và lựa chọn học nghề là một trong những con đường lập thân, lập nghiệp phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.
Nhận định chung
Thực trạng trên cho thấy trong những năm gần đây dạy nghề tuy đã có bước phát triển, đổi mới và đạt được một số kết quả, nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất - kinh doanh và dịch vụ cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu vùng miền cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Về cơ bản những mục tiêu về dạy nghề trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 về cơ bản đã được thực hiện.
Thành tựu nổi bật về dạy nghề giai đoạn 2001 - 2010 là: đã hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành; mạng lưới CSDN phát triển nhanh; quy mô dạy nghề tăng với tốc độ cao.
Đào tạo nghề đã đáp ứng được nhu cầu hết sức cần thiết về lao động có nghề của các ngành kinh tế. Tuy nhiên, hệ thống dạy nghề nước ta hiện nay vẫn được vận hành theo mô hình “hướng cung”, chưa dựa trên nhu cầu của người sử dụng lao động và xã hội. Chất lượng dạy nghề còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu bức thiết về nhân lực kỹ thuật cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn này. Tuy nhiên, với thực trạng và bối cảnh quốc tế cũng như trong nước đã và đang đặt ra thách thức rất lớn đối với sự nghiệp dạy nghề trong giai đoạn tới. Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, giai đoạn 2011-2020 cần phải tập trung mọi nguồn lực để tạo ra bước đột phá về chất lượng trong toàn bộ hệ thống dạy nghề.
Chương 3