- Phỏt triển các trung tâm dạy nghề: Phỏt triển các trung tâm dạy nghề để đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp, dạy nghề dưới 3 tháng nhằm phổ cập nghề
3.4.9.2. Đổi mới, hoàn thiện chính sách về dạy nghề
a) Đổi mới, hoàn thiện chính sách đối với người học:
Ngoài các chính sách đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo được bổ sung một số chính sách sau:
- Miễn học phí cho học sinh, sinh viên học các nghề thuộc danh mục các nghề có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các nghề khó tuyển sinh theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Giảm học phí cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề; - Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
- Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động chưa có nghề ở đô thị học trình độ sơ cấp và học nghề dưới 3 thỏng (cỏc mức hỗ trợ trên được xác định cụ thể theo từng nghề đào tạo và thời gian học nghề thực tế);
- Học sinh, sinh viên tốt nghiệp các cấp trình độ đại học, cao đẳng nghề, cao đẳng, trung cấp nghề được tuyển dụng làm giáo viên dạy nghề (tối thiểu 5 năm đối với giáo viên dạy cao đẳng nghề và 3 năm đối với giáo viên dạy trung cấp nghề) sẽ được nhà nước hoàn trả học phí đào tạo theo quy định của nhà nước;
- Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ nghề cho bộ đội xuất ngũ, lao động nông thôn, người khuyết tật và học sinh, sinh viên mồ côi không nơi nương tựa;
- Học sinh, sinh viên học nghề được vay tiền tại Ngân hàng chính sách xã hội để học nghề;
- Cử sinh viên học nghề học giỏi năm thứ nhất đi đào tạo tại nước ngoài đối với những nghề công nghệ cao mà trong nước chưa đào tạo được.
b) Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề:
- Chớn sách hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Nhà nước đối với trường công lập: + Trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có nghề đạt chuẩn quốc gia, khu vực, thế giới, mỗi trường được hỗ trợ đầu tư đồng bộ (phát triển chương trình, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề và đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề);
+ Các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề thuộc tỉnh khó khăn được hỗ trợ kinh phí để nâng cấp máy móc, thiết bị dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
- Các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có đào tạo những nghề thuộc danh mục các nghề có điều kiện lao động năng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các nghề khó tuyển sinh theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được hỗ trợ đầu tư (nghề không thuộc danh mục nghề trọng điểm ở trên) và được giao chỉ tiêu đặt hàng đào tạo cho những nghề nói trên.
- Đối với trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề ngoài công lập: Nhà nước hỗ trợ đào tạo giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý, phát triển chương trình như các trường công lập.
- Các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề (công lập và ngoài công lập) được vay tín dụng ưu đãi, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của Pháp luật.
- Hỗ trợ xây dựng các trung tâm kiểm định chất lượng vựng; cỏc trường tham gia kiểm dịnh chất lượng dạy nghề được hỗ trợ kinh phí tự kiểm định; trường đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề được ưu tiên vay tín dụng ưu đãi và đấu thầu chỉ tiêu đặt hàng dạy nghề; trường công lập đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề được ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước.
- Nhà nước thực hiện cấp bù học phí cho các cơ sở dạy nghề (công lập và tư thục) có đối tượng được miễn giảm học phí theo học.
- Trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính. Các trường công lập được cấp kinh phí đào tạo của năm kế hoạch căn cứ vào kết quả thực hiện chỉ tiêu đào tạo của năm trước.
c) Chính sách đối với giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý
Giáo viên dạy nghề được hưởng các chính sách của Nhà nước đối với nhà giáo và được hưởng thờm cỏc chính sách sau:
- Giáo viên dạy nghề dạy tích hợp lý thuyết và thực hành được hưởng phụ cấp thêm 15% lương cơ bản.
- Người được các cơ sở dạy nghề (công lập và ngoài công lập) cử đi tham dự khóa học đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ năng nghề được nhà nước cấp kinh phí (mức chi thực tế tùy thuộc từng khóa học) và cấp trực tiếp cho cơ sở tổ chức đào tạo.
- Giáo viên dạy nghề được cử đi học nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ ở các nước phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước theo hợp đồng đào tạo.
- Hỗ trợ chi phí ăn, ở cho giáo viên dạy nghề đi thực tiễn sản xuất tối thiểu theo hợp đồng đào tạo.
d) Chính sách đối với doanh nghiệp tham gia hoạt động dạy nghề
- Doanh nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề được thamgia đào tạo cỏc khúa sơ cấp nghề và đào tạo nghề dưới 3 tháng theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.
- Các khoản đầu tư, chi phí hợp lý của doanh nghiệp để duy trì hoạt động của cơ sở dạy nghề trực tiếp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; chi phí dạy nghề của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc cho doanh nghiệp được trừ để tính thu nhập chịu thuế theo qui định của pháp luật.
đ) Chế độ, chính sách khuyến khích đối với người lao động qua đào tạo nghề
- Xây dựng và ban hành chính sách tiền lương cơ bản tương ướng với từng cấp trình độ đào tạo nghề (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề) và với từng bậc trình độ kỹ năng nghề quốc gia (theo 5 bậc kỹ năng nghề).
- Nhà nước hỗ trợ chi phí đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động. Các chính sách hỗ trợ người học nghề, giáo viên, cơ sở dạy nghề, người lao động qua đào tạo nghề quy định trên sẽ được xác định cho phù hợp với sự biến động của giá cả và tăng trưởng kinh tế - xã hội hàng năm và từng thời kỳ.