Xây dựng hệ thống các cơ sở dạy nghề

Một phần của tài liệu những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển dạy nghề và hệ thống các trường nghề (Trang 39 - 42)

- Các chính sách và chiến lược khác

1.6.Xây dựng hệ thống các cơ sở dạy nghề

Quy hoạch phát triển và phân bố mạng lưới cơ sở dạy nghề là bản luận chứng khoa học về quan điểm, mục tiêu, phương hướng và những giải pháp phát triển, phân bố hệ thống các cơ sở dạy nghề; trong đó đặc biệt chỉ rõ yêu cầu tăng, giảm quy mô đào tạo nâng cao chất lượng và bố trí hợp lý về cơ cấu nghề đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, phân bố mạng lưới cơ sở dạy nghề theo các bước đi và không gian đáp ứng yêu cầu phát triển dạy nghề toàn diện đáp ứng phần nhân lực có trình độ tay nghề cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Mục đích chủ yếu của việc xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy

nghề là phục vụ cho công tác chỉ đạo và điều hành quá trình phát triển dạy nghề và cung cấp những căn cứ cần thiết cho hoạt động dạy nghề. Quy hoạch giỳp cỏc cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp, ngành, địa phương có những căn cứ khoa học để đưa ra các chủ trương, chính sách, các kế hoạch phát triển, các giải pháp hữu hiệu để chỉ đạo, điều hành quá trình phát triển dạy nghề, giúp người lao động và các nhà đầu tư hiểu rõ tiềm năng, cơ hội đầu tư cho đào tạo và yêu cầu phát triển ngành dạy nghề của cả nước.

Yêu cầu của quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề phải đáp

ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời từng bước hội nhập với hệ thống đào tạo nghề của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề vừa có tính xác định cứng, vừa có tính linh hoạt. Quy hoạch phải có trọng điểm, cú khõu đột phá, có nhiều phương án lựa chọn. Trong quá trình thực thi phải thường xuyên cập nhật thông tin, bổ sung tư liệu cần thiết để có thể điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế. Quy hoạch phải chú ý giải quyết các mâu thuẫn và tính tới những vấn đề sẽ nảy sinh trong quá trình thực hiện, đảm bảo sự phát triển hài hòa, bền vững của hệ thống dạy nghề trên phạm vi toàn quốc. Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề phải đảm bảo: kết hợp giữa yêu cầu phát triển với khả năng thực hiện, giữa yêu cầu và sự bố trí trước mắt với yêu cầu phát triển ổn định, bền vững lâu dài; kết hợp giữa phát triển điểm và diện, từng mặt và toàn diện của hệ thống dạy nghề; bảo đảm tương đối tính hệ thống của mạng lưới cơ sở dạy nghề từ trung ương đến địa phương trong sự liên kết với các ngành và cả nước trong điều kiện hội nhập quốc tế; kết hợp giữa định tính và định lượng, phù hợp giữa quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề của các Bộ ngành, các địa phương với quy hoạch của cả nước; xử lý tốt mối quan hệ với các ngành, các lĩnh vực khác; thể hiện được sự đặc thù của ngành ở chỗ vừa là phúc lợi xã hội vừa là ngành cung cấp dịch vụ, nên cần phân định rõ vai trò, nhiệm vụ của Nhà nước, của các tổ chức và của các cá nhân khác trong xã hội; xác định cơ chế quản lý và cơ chế hoạt động để đảm bảo hiệu quả và công bằng xã hội.

Hệ thống các cơ sở dạy nghề thực hiện theo các hướng sau: Quy

vùng lãnh thổ, vùng dân cư (theo địa phương: tỉnh, thành phố); Quy hoạch đáp ứng nhu cầu phát triển mang tính tổng hợp trên phạm vi toàn quốc.

Hệ thống các cơ sở dạy nghề bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Tổng kết quá trình phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề trong 10 năm của thời kỳ trước khi quy hoạch; Phân tích, dự báo các yếu tố và nguồn lực tác động đến quá trình phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề trong thời kì quy hoạch; Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển; Luận chứng lựa chọn cơ cấu loại hình cơ sở đào tạo; Xây dựng các phương án phát triển và tổ chức không gian; Các bước đi cho từng thời kì 5 năm và những năm trước mắt (trong đó đặc biệt cần thể hiện rừ cỏc chương trình, dự án ưu tiên); Các giải pháp thực hiện phương án quy hoạch đã được lựa chọn; Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề tập trung vào những vấn đề then chốt: quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển, các giải pháp về cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện; Các chương trình và dự án đầu tư quan trọng, phù hợp với định hướng phát triển ngành, vùng và cả nước.

Vị trí và mối quan hệ giữa quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề với quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo và quy hoạch của các ngành khác:

Quy hoạch phát triển và phân bố mạng lưới cơ sở dạy nghề là một bộ phận hữu cơ của quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, có quan hệ chặt chẽ với các quy hoạch ngành, lĩnh vực khỏc trờn địa bàn lãnh thổ. Do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ để xử lý tốt những vấn đề liên ngành, liờn vựng. Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề làm cơ sở cho các quy hoạch ngành khác như cung cấp số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề, cấp trình độ nghề của lao động được đào tạo, làm cơ sở để xác định nhu cầu sản xuất và yêu cầu của thị trường lao động trong cả nước và xuất khẩu lao động. Quy hoạch phát triển hệ thống trường nghề dựa trên kết quả nghiên cứu của các quy hoạch ngành khác như kết quả dự báo

dân số, tình hình phân bố dân cư, nguồn nhân lực, quy mô phát triển và phân bố các ngành sản xuất để xác định nhu cầu đào tạo lao động kỹ thuật.

Một phần của tài liệu những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển dạy nghề và hệ thống các trường nghề (Trang 39 - 42)