- Các chính sách và chiến lược khác
2. HỆ THỐNG DẠY NGHỀ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRấN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÓ THỂ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM
2.1.3. Hệ thống đào tạo nghề ở Hàn Quốc
Công tác quản lý nhà nước về dạy nghề được thực hiện bởi Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (KOMA) thuộc Bộ Lao động. Hệ thống đào tạo nghề ở Hàn Quốc có 3 hình thức đào tạo là đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo nâng cao được thực hiện ở hai khu vực: công lập và tư nhân. Theo đú cú cỏc chính sách và chế độ quản lý riêng. Hệ thống đào tạo thực hành của Hàn Quốc đang thực hiện đào tạo nghề theo 05 cấp trình độ kỹ năng nghề (trong đó có cao đẳng 4 năm tương đương đại học). Theo báo cáo năm 2007, hệ thống đào tạo thực hành của Hàn Quốc như sau:
- Hệ thống cơ sở dạy nghề công lập, bao gồm các cơ quan quản lý sau: do Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc quản lý có 45 trường dạy nghề, đào tạo loại công nhân lành nghề; Do Chính quyền trung ương và địa phương quản lý có 46 trường dạy nghề; Phòng thương mại và công nghiệp chủ yếu quản lý các nghề đào tạo thuộc ngành công nghiệp nhẹ, dịch vụ. Hệ thống đào tạo nghề công lập chủ yếu đào tạo nghề cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực nông thôn.
- Hệ thống cơ sở dạy nghề tư nhân: Nhà nước có luật định buộc các công ty cú trờn 1000 lao động phải tự đào tạo công nhân cho mình, nếu công ty không có cơ sở đào tạo nghề phải đóng phí đào tạo vào hệ thống bảo hiểm
việc làm. Hiện tại các công ty có tổ chức dạy nghề tại 219 cơ sở, các hiệp hội tư nhân có 133 cơ sở dạy nghề.
- Hệ thống đào tạo nghề của Nhà nước (thuộc KOMA) và trong các doanh nghiệp phát triển rất mạnh; phân bố hợp lý giữa các ngành, vùng; phân định phạm vi sử dụng rõ giữa các khu vực doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hệ thống đào tạo nghề cũng được tổ chức liên thông giữa các cấp trình độ từ CNKT lên cao đẳng nghề.