- Các chính sách và chiến lược khác
1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2001-
1.2. Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hộ
phát triển kinh tế - xã hội
a) Hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành từng bước được hình thành góp phần nâng cao vị thế, vai trò của dạy nghề trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia:
- Theo Luật Giáo dục năm 1998: Dạy nghề là một bộ phận thuộc giáo dục nghề nghiệp, gồm: Dạy nghề ngắn hạn (dưới 1 năm) được thực hiện tại các trung tâm dạy nghề và các trường dạy nghề, trường trung học và cao đẳng có dạy nghề. Sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề ngắn hạn, học viên được cấp chứng chỉ nghề; Dạy nghề dài hạn (từ 1 - 3 năm) được thực hiện trong các trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp và trường cao đẳng có dạy nghề. Sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề dài hạn, học viên được cấp bằng nghề.
Khung trình độ dạy nghề năm 1998 có hạn chế là: Chưa đủ khả năng đáp ứng các loại trình độ lao động, nhất là ở cấp trình độ cao theo yêu cầu của kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất - kinh doanh; Không có giá trị công nhận quá trình học trước đó, do đó không tạo được sự liên thông trong đào tạo.
- Luật Giáo dục 2005 và Luật Dạy nghề 2006 đã tạo cơ sở pháp lý hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành trong hệ thống giáo dục quốc dân; đã hình thành hệ thống dạy nghề chính quy với 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề) và dạy nghề thường xuyên thay thế cho dạy nghề trước đây chỉ bao gồm dạy nghề ngắn hạn và dài hạn.
Luật Giáo dục năm 2005 quy định dạy nghề được thực hiện dưới 1 năm đối đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng. Luật Dạy nghề năm 2006 đã cụ thể hóa cấp trình độ đào tạo trong dạy nghề gồm: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề, mục tiêu cụ thể của từng cấp trình độ là:
+ Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành của một nghề đơn, hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề;
+ Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc;
+ Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dung kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế.
Ưu điểm của hệ thống dạy nghề theo ba cấp trình độ là: Đào tạo nhiều cấp trình độ theo yêu cầu của thị trường lao động; Liên thông trong hệ thống dạy nghề và liên thông với các trình độ khác của hệ thống giáo dục quốc dân, tạo điều kiện và cơ hội cho thanh niên học tập suốt đời, hoạt động để nâng cao trình độ nghề nghiệp; Phù hợp với các trình độ dạy nghề của các nước, tạo điều kiện cho việc hội nhập quốc tế và xuất khẩu lao động.
Việc hình thành 3 cấp trình độ đào tạo nhằm đổi mới hệ thống dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất, thay đổi của kỹ thuật, công nghệ mới tạo điều kiện liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình CNH, HĐH và hội nhập của đất nước.
b) Dạy nghề trình độ TCN và CĐN đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhân lực có tay nghề cao của TTLĐ trong quá trình CNH, HĐH đất nước; dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động (đặc biệt là khu vực nông thôn) và nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn theo hướng hiện đại.
c) Mạng lưới cơ sở dạy nghề được phát triển rộng khắp trên toàn quốc: - Tổng số cơ sở dạy nghề năm 2010 là 2418 cơ sở, trong đó hệ công lập là 1421 cơ sở. Số cơ sở dạy nghề tăng khoảng 1.14 lần so với năm 2008, từ 2126 cơ sở dạy nghề năm 2008 lên 2418 cơ sở dạy nghề năm 2010 (phụ lục 1).
Hình 2: Số cơ sở dạy nghề tăng qua các năm
2126 2333 2333 2418 1950 2000 2050 2100 2150 2200 2250 2300 2350 2400 2450 2008 2009 2010
Phân bố cơ sở dạy nghề theo vựng: Vựng có nhiều cơ sở dạy nghề nhất là vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 29%, thấp nhất là vựng Tõy Nguyờn chiếm 4% (Phụ lục 2).
- Đó xóa được tình trạng: không có trường dạy nghề trên địa bàn ở 15 tỉnh; không có trường dạy nghề của địa phương ở 27 tỉnh; không có trung tâm dạy nghề tại 40 tỉnh, phát triển cơ sở dạy nghề tư thục. Đạt mục tiêu chiến lược đề ra mỗi tỉnh có 01 trường dạy nghề.
- Đã tập trung đầu tư cho 50 trường trọng điểm bằng nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vốn ODA, đến nay đã lựa chọn 01 trường Cao đẳng nghề có một số nghề được đầu tư để tiếp cận trình độ của các nước phát triển trên thế giới, 03 trường trung cấp nghề có một số nghề được đầu tư để tiếp cận trình độ của các nước phát triển trong khu vực.
- Mạng lưới trường dạy nghề tư thục và dạy nghề của doanh nghiệp cũng được phát triển nhanh, góp phần xã hội hóa dạy nghề;
Các cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các cơ sở giáo dục khỏc cú dạy nghề cũng tăng nhanh, đến năm 2010 có khoảng 1210 cơ sở dạy nghề.
Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài rất hạn chế, nhưng lại chủ yếu là cơ sở dạy nghề ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề.
Mạng lưới các trường, trung tâm dạy nghề đã được thành lập theo quy hoạch và được phân bố ở tất cả cỏc vựng miền, ở tất cả các loại hình công lập, tư thục, doanh ngiệp trên phạm vi toàn quốc, bước đầu đáp ứng được nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu học nghề để tìm việc làm và tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động.