- Các chính sách và chiến lược khác
1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ CỦA VIỆT NAM TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ
1.2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra chủ trương phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2006 - 2010 là: “Phỏt triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, cỏc vựng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động” và “Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề”.
Nghị quyết lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 về việc tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; “Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không
ngừng trí thức hóa giai cấp công nhân là một nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt
quan tâm xây dựng thế hệ công nhân trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp cụng nhõn”.
Kết luận số 242 - TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 2 (khóa VIII) phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020: “Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta phải đổi mới căn bản, toàn diện và mạnh mẽ”. “Đấy mạnh công tác đào tạo nghề, kể cả những nghề thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện”. “Chỳ trọng xây dựng một số trường dạy nghề đạt chuẩn khu
vực và quốc tế. Tăng nhanh quy mô công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề ở những lĩnh vực công nghệ cao, tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới”.
Nghị quyết của Quốc hội số 35/2009/NQ-QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015: Nhà nước đảm bảo vai trò đầu tư chủ yếu cho giáo dục và đào tạo; hỗ trợ các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập, đào tạo nâng cao trình độ cho giáo viên và cán bộ quản lý; ưu tiên ngân sách cho giáo dục dạy nghề.
Thể chế hóa chủ trương của Đảng về phát triển dạy nghề, Quốc hội đã ban hành Luật giáo dục - năm 2005, quy định dạy nghề có 3 trình độ đào tạo (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề): Luật dạy nghề - năm 2006, quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của cơ sở dạy nghề; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề. Trong Luật Dạy nghề đã xác định chớnh cỏch đầu tư của Nhà nước về phát triển dạy nghề: “Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hóa thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, tập trung xây dựng một số cơ sở dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; chú trọng phát triển dạy nghề ở cỏc vựng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội húa.”