Định hướng phát triển dạy nghề

Một phần của tài liệu những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển dạy nghề và hệ thống các trường nghề (Trang 77 - 81)

- Các chính sách và chiến lược khác

3.1.Định hướng phát triển dạy nghề

3. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ VÀ HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ ĐẾN NĂM

3.1.Định hướng phát triển dạy nghề

- Định hướng 1: “Chuyển dạy nghề từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề theo nhu cầu của thị trường lao động và xã hội”.

Hệ thống dạy nghề hiện nay đang triển khai theo kiểu hướng cung là chủ yếu, nghĩa là đào tạo theo các điều kiện sẵn có của cơ sở dạy nghề chứ chưa lấy nhu cầu của thị trường lao động để thiết kế các khóa đào tạo. Do đó, người học nghề phải học nhiều kiến thức và kỹ năng mà thị trường lao động

có thể không cần, trong khi nhiều kiến thức, kỹ năng mà người sử dụng lao động đòi hỏi thỡ thỡ lại không được trang bị trong nhà trường. Khi chuyển sang đào tạo theo hướng cầu, tức là lấy nhu cầu về kiến thức, kỹ năng mà thị trường lao động đòi hỏi để thiết kế các khóa học và tổ chức đào tạo, điều này sẽ đảm bảo thu hẹp đáng kể khoảng cách giữa đào tạo ở nhà trường và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề. Thực hiện quan điểm này đòi hỏi việc vận hành hệ thống dạy nghề phải thay đổi cơ bản.

- Định hướng 2: “Chuẩn hóa, hiện đại hóa dạy nghề để tạo bước đột phá và chất lượng dạy nghề nhằm đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế”.

Để hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi hệ thống dạy nghề phải chuẩn hóa về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề để nâng cao chất lượng dạy nghề, từng bước tiếp cận với trình độ tiên tiến của các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động trong khu vực và trên thế giới. Để triển khai quan điểm này, cần xây dựng các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và áp dụng theo các chuẩn của khu vực, quốc tế trong dạy nghề để tập trung đầu tư, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.

- Định hướng 3: Đầu tư tập trung, đồng bộ các yếu tố đảm bảo chất lượng theo nghề (chương trình, giáo viên và cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị) cho các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề đào tại nghề đạt chuẩn quốc gia, trong đó chú trọng đến một số nghề có tính cạnh tranh cao, một số nghề công nghệ, kỹ thuật cao đạt chuẩn khu vực và thế giới.

Hiện nay, việc đầu tư đã tập trung theo cơ sở dạy nghề nhưng khi nhận được kinh phí thỡ cỏc cơ sở dạy nghề lại đầu tư dàn trải cho các nghề của trường (khoảng 10 nghề) và đầu tư không đồng bộ các điều kiện đảm bảo chất lượng (trong khi vốn đầu tư có hạn, đầu tư dàn trải dẫn đến các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa được đầu tư đủ tầm), dẫn đến chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo đòi hỏi phải tập trung đầu tư đồng bộ theo nghề.

- Định hướng 4: Huy động mọi nguồn lực của xã hội để đầu tư phát triển dạy nghề, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Phát triển dạy nghề đòi hỏi đầu tư lớn trong khi nguồn lực nhà nước còn hạn chế, nên việc huy động nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển dạy nghề là cần thiết. Nhưng đầu tư cho dạy nghề là đầu tư phát triển, đòi hỏi đầu tư lớn. Vì vậy, Nhà nước phải có vai trò chủ đạo. Thực tế, tại các nước phát triển trên thế giới, mặc dù công tác xã hội được thực hiện có hiệu quả, nhưng đầu tư của các nước cho dạy nghề vẫn là chủ yếu (Hàn Quốc, Đan Mạch, CHLB Đức, Anh…)

- Định hướng 5: Phát triển dạy nghề, đào tạo nhân lực kỹ thuật chất lượng cao là chủ trương chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, là nhân tố quyết định phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả, bền vững, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội, tạo cơ hội học tập cho mọi người và học tập suốt đời.

Trong thời gian qua, mặc dù Đảng và Nhà nước đã coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhưng các cấp, các ngành và xã hội chưa nhận thức đúng về vai trò của dạy nghề với phát triển kinh tế - xã hội nên chưa có những hành động tương xứng để phát triển dạy nghề. Vì vậy, cần khẳng định việc phát triển dạy nghề là quan trọng và là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, hệ thống dạy nghề phải tuân thủ mục tiêu đảm bảo công bằng xã

hội, tạo cơ hội học nghề và học tập suốt đời đối với những người có nhu cầu học nghề trong xã hội.

Một phần của tài liệu những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển dạy nghề và hệ thống các trường nghề (Trang 77 - 81)