Yêu cầu do quy mô dân số trong độ tuổi lao động lớn và tăng nhanh

Một phần của tài liệu những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển dạy nghề và hệ thống các trường nghề (Trang 33 - 35)

- Các chính sách và chiến lược khác

15.3. Yêu cầu do quy mô dân số trong độ tuổi lao động lớn và tăng nhanh

Việt Nam hiện nay có quy mô nhân lực lớn. Trong đó, số nhân lực chưa qua đào tạo còn nhiều (hiện nay khoảng 31,8 triệu triệu người) và số người bước vào độ tuổi lao động trung bình hàng năm khoảng 1,5 triệu người, sẽ

tiếp tục tạo nên sức ép lớn về đào tạo nghề nghiệp và tạo việc làm cho người lao động.

Bảng 2: Dự báo dân số và số người trong độ tuổi lao động đến năm 2020

Chỉ tiêu 2010 2015 2020

1. Dân số (1.000 người) 88.500 94.000 99.000

2. Dân số trong tuổi lao động (nam 15 - 60; nữ 15 - 55) - % so với dân số 57.300 64,7 60.000 63,8 61.500 62,1 3. Lực lượng lao động (trong tuổi lao động)

- Số người (1.000 người)

- % so với dân số trong tuổi lao độ

46.800 81,5 48.400 80,6 49.200 80,0

Nguồn: ủy ban dân số – KHHGĐ

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2010 là 58,3 triệu người (tăng thêm 5,6 triệu người trong 5 năm 2006 - 2010) và đến năm 2020 sẽ có khoảng 62,7 triệu người, tăng thêm 4,4 triệu người so với năm 2010. Mức gia tăng số lượng tuyệt đối dân số trong tuổi lao động sẽ giảm dần do mức sinh giảm nhanh trong những năm 1985 - 1995 (mức gia tăng dân số trong tuổi lao động trung bình hàng năm thời kì 2006 - 2010 là khoảng 1,1 triệu người, thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 500 nghìn người. Như vậy, sức ép về tạo việc làm cho số lao động tăng thêm mỗi năm sẽ giảm dần, nhưng yêu cầu đào tạo để nâng cao chất lượng nhân lực sẽ tăng lên để bù vào sự giảm sút về mặt số lượng (Phụ lục 5).

Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp đang và sẽ tiếp tục diễn ra, diện tích đất nông nghiệp tiếp tục giảm, các quá trình cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa sản xuất nông nghiệp nông thôn làm cho lao động ở nông thôn tiếp tục dôi dư, cùng với số lao động nông nghiệp còn dư thừa, thiếu việc làm và như vậy, hàng năm có khoảng 800 - 900 nghìn thanh niên nông thôn tham gia lực lượng lao động cần giải quyết việc làm,

phải được đào tạo để tham gia vào các ngành nghề phi nông nghiệp. Đây là một sức ép lớn về đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển dạy nghề và hệ thống các trường nghề (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w