Bài học kinh nghiệm về hệ thống dạy nghề của một số nước trên thế giới và trong khu vực

Một phần của tài liệu những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển dạy nghề và hệ thống các trường nghề (Trang 49 - 51)

- Các chính sách và chiến lược khác

2. HỆ THỐNG DẠY NGHỀ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRấN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÓ THỂ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM

2.3. Bài học kinh nghiệm về hệ thống dạy nghề của một số nước trên thế giới và trong khu vực

giới và trong khu vực

- Mô hình đào tạo cơ bản là dạy nghề tại các trường dạy nghề; dạy nghề song hành: học lý thuyết trong nhà trường và thực hành tại các doanh nghiệp.

Các nước có thể áp dụng các loại mô hình trên nhưng tùy theo từng nước sẽ thiên về một loại hình đào tạo nào đó như CHLB Đức, Thụy Sỹ thiên về đào tạo theo hệ thống song hành; Đài Loan, Indonesia, Singapore, Brunei

thiên về đào tạo nghề trong nhà trường, và một số quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philipine kết hợp các loại hình đào tạo trên.

- Phân cấp quản lý trực tiếp: Nhà nước trực tiếp quản lý các cơ sở đào tạo nghề như Đài Loan, Singapore; doanh nghiệp thành lập và quản lý trực tiếp là chính như ở Hàn Quốc.

- Liên thông trong đào tạo: Mô hình đào tạo liên thông từ CNKT bán lành nghề đến kỹ sư thực hành như hệ thống đào tạo của CHLB Đức, Úc, Nhật Bản, Philipine; Mô hình đào tạo giáo dục kỹ thuật - Dạy nghề liên thông như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia.

- Hệ thống đào tạo nghề của các nước trong khu vực được phân bố hợp lý theo vùng, theo ngành nghề về cả số lượng, chất lượng và cơ cấu đào tạo trên cơ sở quy hoạch hệ thống được Chính phủ phê duyệt.

Nhìn chung, các nước trong khu vực và trên thế giới đều tổ chức nhiều cấp trình độ đào tạo từ đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ đến đào tạo dài hạn cấp bằng nghề, cao đẳng nghề, và đại học công nghệ thực hành (kỹ sư thực hành) đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nghề; Tổ chức đào tạo liên thông giữa các cấp trình độ, tạo điều kiện cho người lao động không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động của mỗi quốc gia và hội nhập với thị trường lao động quốc tế.

Chương 2

Một phần của tài liệu những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển dạy nghề và hệ thống các trường nghề (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w