khẩu lao động; tăng quy mô đào tạo của các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề, góp phần phân luồng học sinh sau THCS và THPT, tăng quy mô đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng nhằm từng bước phổ cập nghề cho người lao động, nhất là lao động nông thôn. Hệ thống các cơ sở dạy nghề được phát triển theo ba hướng sau:
- Hỡnh thành các trường CĐN, TCN có năng lực đào tạo nghề chấtlượng cao: lượng cao:
+ Phỏt triển các trường CĐN, TCN có năng lực đào tạo một số nghề đạt chuẩn quốc gia; một số trường CĐN có năng lực đào tạo một số nghề trọng điểm đạt chuẩn khu vực và thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, cỏc vựng kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất, tiểu vùng, xuất khẩu lao động và thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề; mỗi tỉnh có một trường có năng lực đào tạo ít nhất 02 nghề đạt chuẩn quốc gia phục vụ nhu cầu của thị trường lao động của địa phương;
+ Tập trung đầu tư từ ngân sách Nhà nước để các trường CĐN, TCN công lập có năng lực đào tạo một số nghề trọng điểm quốc gia, khu vực và thế giới. Tiêu chí và quy trình lựa chọn các nghề và các trường được đầu tư phải đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển trường ngoài công lập và đầu tư các nghề trọng điểm.