- Phỏt triển các trung tâm dạy nghề: Phỏt triển các trung tâm dạy nghề để đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp, dạy nghề dưới 3 tháng nhằm phổ cập nghề
3.4.5. Phát triển chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy
- Đẩy nhanh việc hoàn thành xây dựng chương trình khung cao đẳng nghề, trung cấp nghề làm cơ sở cho các trường phát triển chương trình, biên soạn giáo trình đào tạo vào năm 2012; nâng tỷ lệ tự chọn (hiện nay là 25 - 30% dự kiến tăng lên 40 - 50%) trong chương trình khung để tăng quyền tự chủ cho các trường trong việc phát triển chương trình; giáo viên có quyền phát triển nội dung đào tạo trên cơ sở chương trình do trường duyệt. Quản ký Nhà nước chuyển từ quản lý chương trình khung sang quản lý khung chương trình dạy nghề sau năm 2015.
- Đổi mới cấu trúc chương trình từ chương trình tách biệt giữa lý thuyết và thực hành sang chương trình theo modul tích hợp kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp.
- Chương trình dạy nghề được phát triển dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc năng lực thực hiện theo phương pháp phát triển chương trình DACUM với sự tham gia của doanh nghiệp, tăng thời gian thực tập tại doanh
- Tập huấn cho giáo viên hạt nhân về phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề.
- Phát triển chương trình dạy nghề liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo trong dạy nghề; liên thông từ trung cấp nghề lên cao đẳng, đại học và từ cao đẳng nghề lên đại học; một số chương trình dạy nghề có thể liên thông với chương trình dạy nghề tương ứng của nước ngoài.
- Biên soạn giáo trình của các nghề phổ biến để khuyến nghị áp dụng chung cho các trường trong toàn quốc.
- Thí điểm xây dựng chương trình đào tạo kỹ sư thực hành và tổ chức thực hiện tại một số trường cao đẳng nghề có nghề đạt chuẩn quốc gia, khu vực và thế giới.
- Đối với chương trình đào tạo nghề trình độ cao đẳng nghề đạt chuẩn quốc khu vực và thế giới: Lựa chọn áp dụng chương trình đào tạo của các nước phát triển phù hợp với Việt Nam; Chuyển giao đồng bộ về khung chương trình, tiêu chuẩn kỹ năng, chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy, phương pháp giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để giảng dạy chương trình.
- Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng: phát huy tính chủ động, độc lập, tăng thời gian tự rèn luyện tay nghề và làm việc theo nhóm của học sinh, sinh viên trong quá trình học và thực tập, thực hành; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy nghề và đào tạo nghề qua mạng.
- Đổi mới và phát triển chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới: Huy động các nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, người lao động có tay nghề cao tham gia xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn.