Giải pháp thực hiện chiến lược dạy nghề và hệ thống các cơ sở dạy nghề

Một phần của tài liệu những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển dạy nghề và hệ thống các trường nghề (Trang 86 - 88)

- Các chính sách và chiến lược khác

3.4.Giải pháp thực hiện chiến lược dạy nghề và hệ thống các cơ sở dạy nghề

3. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ VÀ HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ ĐẾN NĂM

3.4.Giải pháp thực hiện chiến lược dạy nghề và hệ thống các cơ sở dạy nghề

Đơn vị tính: trường/trung tâm

STT TT

VÙNG KINH TẾ NĂM 2015 NĂM 2020

ĐHTH CĐN TCN TTDN ĐHTH CĐN TCN TTDN 1 - Vùng Tây Bắc 0 5 8 25 1 7 8 30 - Vùng Đông Bắc 0 22 30 130 1 28 32 145 - Vùng Đồng bằng Sông Hồng 1 56 90 210 4 60 90 235 - Vùng Bắc Trung Bộ 0 17 30 95 1 23 31 110 - Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ 1 17 27 90 2 23 29 110 - Vùng Tây Nguyên 0 5 10 30 1 7 10 35 - Vùng Đông Nam Bộ 1 48 70 210 4 55 70 240 - Vùng ĐBSCL 0 18 35 130 1 25 40 145 Tổng 3 190 300 920 15 230 310 1050

3.4. Giải pháp thực hiện chiến lược dạy nghề và hệ thống các cơ sở dạynghề nghề

Sau đây là 6 nhóm giải pháp chủ yếu phát triển dạy nghề năm 2012 (1) Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề theo

nghề và cấp trình độ đào tạo đến năm 2020 trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 của cả nước, ngành, vùng, địa phương, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động.

(2) Mở rộng quy mô, đi đôi với nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn dạy

nghề với giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở thực hiện Đề án Đổi mới và Phát triển dạy nghề, Đề án Dạy nghề cho lao động nông thôn (Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm – Dạy nghề giai

(3) Huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, giáo viên dạy

nghề đồng bộ theo từng nghề đạt chuẩn, trong đó lựa chọn đầu tư một số nghề đạt cấp quốc tế, khu vực, đa dạng hóa hình thức, các phương pháp dạy nghề phù hợp với đối tượng học nghề và yêu cầu sản xuất; phát triển mạnh các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; mở rộng hình thức dạy nghề theo hợp đồng đào tạo hoặc đặt hàng giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm đảm bảo cho người học nghề học xong có việc làm.

(4) Tăng cường gắn kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp: khuyến

khích cơ sở dạy nghề thành lập bộ phận quan hệ với doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, huy động sự tham gia của doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, giáo trình, giảng dạy, thực tập, sản xuất và đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên; tư vấn, giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên. Mở rộng hình thức dạy nghề theo hợp đồng đào tạo hoặc đặt hàng giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm đảm bảo cho người học nghề học xong có việc làm.

(5) Tiếp tục đầu tư, nâng cấp trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam

Định, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, trường Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long; phát triển khoa sư phạm dạy nghề ở các trường Cao đẳng nghề; tăng cường liên kết với các trường Đại học, cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng trong và ngoài nước để đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề trình độ cao; phát triển giáo viên dạy nghề từ nguồn sinh viên tốt nghiệp các trường đại học kỹ thuật, kỹ sư, công nhân lành nghề, nghệ nhân đáp ững nhu cầu về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề.

(6) Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho

lao động nông thôn; xây dựng ban hành danh mục nghề, tiêu chuẩn nghề; tiêu chí, định mức hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn. Các địa phương bám sát hướng dẫn của các cơ quan trung ương, rà soát, điều chỉnh đề án phù hợp với đặc điểm, yêu cầu về phát triển kinh tế – xã hội và đặc điểm lao động – việc làm của địa phương; quản lý, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ từ trung ương, đồng thời huy động thờm cỏc nguồn kinh phí của địa phương để thực hiện.

Hơn nữa, để đạt được các mục tiêu trên, cần tập trung thực hiện 10 nhóm giải pháp lớn, mang tính dài hạn, trong đó có hai nhóm giải pháp đột phá đó là Đổi mới cơ chế, chính sách và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản ký dạy nghề, cụ thể là:

Một phần của tài liệu những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển dạy nghề và hệ thống các trường nghề (Trang 86 - 88)