Biểu đồ GDP của Việt Nam từ năm 2009 đến 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược kinh doanh cho hoạt động môi giới của công ty TNHH chứng khoán ACB đến năm 2025 (Trang 66 - 77)

- Thu nhập bình qn đầu người tính bằng USD: Thu nhập bình quân cả nước đã

được cải thiện đáng kể qua các năm. Năm 2008 con số này đạt khoảng 1024 USD/người (khoảng 17 triệu đồng/người/năm). Đến năm 2018 con số này tăng lên mức 2,287 USD/người.

- Về lãi suất và xu hướng: Đến cuối năm 2018, M2/GDP ước khoảng 168%, tăng

thấp hơn so với bình quân giai đoạn 2012-2016. Tín dụng năm 2018 ước tăng 14 - 15%, thấp hơn 3 - 4 điểm phần trăm so với năm 2017. Tỷ lệ tín dụng/GDP khoảng 134%. Hệ số chênh lệch tín dụng/GDP tăng 1.7 điểm % so với cùng kỳ năm 2017, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2015.

Với diễn biến trên, cung tiền và tín dụng cho thấy đang dần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo mục tiêu ổn định vĩ mô.

Năm 2018, thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng vẫn được đảm bảo. Nguồn vốn huy động tồn hệ thống ước tính tăng tương đương năm 2017; hệ số cho vay so với huy động (LDR) khoảng 87.5% (năm 2017: 87,8%).

Theo Ủy ban Giám sát, lãi suất có xu hướng tăng chủ yếu do kỳ vọng lạm phát tăng trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới biến động, và do các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong năm 2019 như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm xuống 40% và chuẩn bị tăng vốn cấp 2 theo Basel 2.

Nhưng năm 2019, báo cáo trên đưa ra dự báo, lãi suất có thể có những yếu tố thuận lợi do áp lực lạm phát có thể giảm bớt khi giá dầu thế giới khơng biến động nhiều; cùng đó, đồng USD dự báo suy yếu làm giảm áp lực từ phía tỷ giá.

- Về tỷ giá hối đối:

Tỷ giá USD/VND diễn biến ổn định trong năm 2017 sau khi NHNN áp dụng chính sách điều hành linh hoạt thơng qua tỷ giá trung tâm. Tính đến cuối năm 2017, tỷ giá trung tâm của NHNN niêm yết ở mức 22.425 VND/USD, tăng 1.20% so với cuối năm 2016. Trong khi đó, tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do có xu hướng giảm nh (khoảng 0.17% yoy) cho thấy sự đóng góp đáng kể của dịng FDI, FII đổ vào Việt Nam cùng với sự thặng dư của cán cân thương mại. Ngoài ra, áp lực lên tỷ giá USD/VND trong năm cũng giảm đáng kể khi đồng USD tiếp tục suy yếu so với giỏ tiền tệ quốc tế (USDX giảm từ 102.21 điểm xuống còn 91.83 điểm vào cuối năm).

Về tỷ giá, trong năm 2018, tỷ giá trung tâm tăng khoảng 1.5% so với đầu năm, tỷ giá ngân hàng thương mại tăng khoảng 2.8% và tỷ giá thị trường tự do tăng khoảng 3.5% so với đầu năm.

Nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ giá trong nước tăng, theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, xét yếu tố quốc tế, chỉ số USD index tăng khoảng 5% so với đầu năm, tăng 9% so với mức đáy hồi tháng 2/2018; xét yếu tố cơ bản trong nước, tỷ giá vẫn chịu áp lực từ phía lạm phát song lại được hỗ trợ tích cực từ phía cân đối cung cầu ngoại tệ.

Năm 2019, Ủy ban dự báo, áp lực lên tỷ giá được giảm thiểu do các yếu tố tác động trong nước và quốc tế đang có chiều hướng thuận lợi hơn so với dự báo.

Cụ thể, khả năng USD sẽ khơng tăng nhiều thậm chí có thể suy yếu hơn; lạm phát trong nước có khả năng kiểm sốt khoảng 4% do giá hàng hóa thế giới tăng khơng lớn, áp lực lên tỷ giá giảm bớt.

Với tình hình kinh tế biến động khó lường trong mấy năm trở lại đây, việc kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là các Cơng ty chứng khốn. Tỷ giá, lãi suất và lạm phát liên tục biến đổi khiến cho các quyết định đầu tư cũng như tư vấn đầu tư trở nên vơ cùng khó khăn.

3.1.1.2. Mơi trường chính trị - luật pháp (P)

Hoạt động tài chính chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng bởi các chính sách của Nhà nước và là hoạt động có phản ứng rất nhanh bởi các chính sách ngành. Theo một số đánh giá, trong số 10 nước Đông Nam , Việt Nam được coi là nước có mơi trường đầu tư thuận lợi nhất ở khía cạnh ổn định chính trị và xã hội.

Theo báo cáo xếp hạng Doing Business 2019 của Ngân hàng Thế giới (WB), môi trường kinh doanh năm 2018 của Việt Nam đạt 66,77 điểm trên thang 100, xếp hạng thứ 69/190 nền kinh tế về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh. Việt Nam được đánh giá là nước có mơi trường chính trị và xã hội ổn định so với các nước khác trong khu vực. So với các nước ASEAN, Việt Nam có ít hơn các vấn đề liên quan đến tơn giáo, mâu thuẫn sắc tộc và khủng bố.

Về quan hệ quốc tế, Việt Nam cũng đã mở rộng thị trường với hầu hết các quốc gia trên thế giới, là thành viên quan trọng của khối ASEAN, tham gia AFTA và APEC, ký kết các Hiệp định thương mại song phương và đa phương và từ 2007 đã chính thức trở

thành thành viên WTO. Sự kiện nổi bật nhất là cuối tháng 02/2019 Việt Nam vinh dự là nước tổ chức hội nghị đàm phán giữa Mỹ - Triều Tiên, đây là hội nghị đàm phán hịa bình mang ý nghĩa vơ cùng lớn đối với toàn thế giới.

Luật pháp của Việt Nam cũng đã tạo nhiều điều kiện thơng thống cho các doanh nghiệp phát triển như trong việc đầu tư, tiếp cận các nguồn vốn vay, kinh doanh chứng khoán,… thể hiện qua việc ban hành chính sách mới: Luật đầu tư 2005, Bộ luật dân sự 2005, luật chứng khoán, luật doanh nghiệp và một số luật, văn bản pháp lý khác.

Với mơi trường chính trị như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường chứng khoán việt Nam phát triển trong thời gian tới.

3.1.1.3. Môi trường văn hố – xã hội (S)

Q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng đã thay đổi cơ cấu dân cư, nội thành các thành phố, làm cho địa bàn thành phố phải mở rộng, tầng lớp dân cư làm nông nghiệp giảm dần. Diện tích đất dành cho xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, đường giao thông…ngày càng lớn, đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt của các thành phố và làm thay đổi phương thức sinh hoạt của người dân. Số dân sống tại các thành thị và thành phố sẽ có thu nhập cao và chiếm tỷ lệ cao của cả nước. Nhiều người dân các tỉnh khác di cư vào các thành phố lớn sinh sống, gây nhiều biến động về tầng lớp xã hội.

Kinh tế tăng trưởng tốt nhờ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và đẩy mạnh cải cách, khu vực công nghiệp và xây dựng và khu vực dịch vụ trở thành trụ cột nền kinh tế thay thế cho khu vực nơng lâm thủy sản.

Nhìn chung mơi trường văn hóa - xã hội có tác động khá tích cực tới hoạt động của các Cơng ty chứng khốn trong tương lai, đặc biệt là hoạt động mơi giới chứng khoán bởi xét đến cùng việc mua bán cổ phiếu cũng là một trong những hoạt động đầu tư thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Với đặc điểm đơ thị hóa nhanh, tầng lớp lao động tr tri thức ngày càng chiếm đa số thì hoạt động đầu tư sẽ có nhiều cơ hội để phát triển trong đó có hình thức đầu tư chứng khốn. Thay vì việc trơng chờ vào tiền lương hưu lúc về già thì mọi người sẽ tìm nhiều hình thức khác để gia tăng khoản tiền tiết kiệm mà đầu tư chứng khốn có thể coi là một kênh hiệu quả để thực hiện điều này.

3.1.1.4. Môi trường công nghệ (T)

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) vừa chính thức cơng bố Báo cáo về xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2018. Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí, tăng 2 bậc lên vị trí 45/126 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng. Thứ hạng này đã cải thiện tăng 2 bậc so với năm 2017, tăng 14 bậc so với năm 2016.

Trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đã vươn lên xếp thứ nhất (từ vị trí thứ ba năm 2016). Trong khu vực Đông Nam - Đông - châu Đại Dương, Việt Nam xếp thứ 9. Trong ASEAN, Việt Nam vươn lên đứng trên Thái Lan.

Việt Nam được đánh giá có thế mạnh trong các trụ cột về Sản phẩm kiến thức và cơng nghệ (xếp hạng 28/127); Trình độ phát triển của thị trường (xếp hạng 34/127); Sản phẩm sáng tạo (xếp hạng 52/127).

Với các Cơng ty chứng khốn có đặc thù hoạt động trong lĩnh vực một lĩnh vực phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao thì cơng nghệ thơng tin đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Điều kiện tiếp cận dễ dàng công nghệ cao cũng như khả năng sử dụng phổ biến nhanh chóng tại Việt Nam trong thời gian vừa qua là điều kiện thuận lợi để các Cơng ty chứng khốn ứng dụng và triển khai những dịch vụ tài chính của mình một cách có hiệu quả.

3.1.1.5. Môi trường quốc tế

Hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã lần lượt gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực: trở thành thành viên của ASEAN, APEC, thực hiện Chương trình CEPT, đồng sáng lập ASEM, tham gia AFTA. Đặc biệt, từ 11/01/2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.

Có thể nói mơi trường quốc tế nhìn chung khá thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước vươn ra bên ngồi. Tuy nhiên với năng lực tài chính và nguồn nhân lực hạn chế, khơng có nhiều các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư ở nước ngoài đặc biệt là các Cơng ty chứng khốn, có chăng chỉ là những hợp tác mang tính chiến lược với các Cơng ty nước ngồi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước. Nhìn theo hướng ngược lại, Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến đầy triển vọng của các nhà đầu tư nước ngoài nhờ sự ổn định về chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, dân số tr ... nên các cơ hội hợp tác với các Công ty nước ngồi để từ đó tiếp thu kinh

nghiệm quản lý, kỹ năng lãnh đạo cũng như công nghệ là tương đối lớn.

Với các yêu cầu cam kết có độ mở sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP và các nước thành viên EU dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ khi Hiệp định có hiệu lực, từ đó thúc đẩy dịng vốn đầu tư vào Việt Nam.

3.1.2. Môi trường ngành

Để xem xét mối quan hệ qua lại về lĩnh vực mơi giới chứng khốn đối với ACBS trong giai đoạn hiện nay, áp dụng mơ hình 5 lực lượng của Michael E. Porter để phân tích như sau:

3.1.2.1. Sức ép của khách hàng

Trong hoạt động Mơi giới chứng khốn thì Khách hàng được xem là nhân tố trung tâm đóng vai trị và vị trí cực kỳ quan trọng.

Theo tổng hợp thông tin từ một số chuyên gia và đánh giá của Tác giả dựa trên những thông tin về đặc điểm khác hàng đầu tư chứng khốn thì có thể chia Khách hàng làm ba nhóm chính sau: Khách hàng đầu tư dài hạn; Nhóm trader thị trường và Nhóm có nhu cầu lớn về vay vốn ký quỹ.

a. Nhóm nhà đầu tư dài hạn

Đặc điểm: Nhóm này là nhóm khách hàng có nghề nghiệp hoặc kinh doanh riêng và đầu tư chứng khốn dài hạn, có khoản tiền nhàn rỗi nhưng lại ít thời gian cho việc nghiên cứu đầu tư nên kiến thức đầu tư cịn hạn chế nên có nhu cầu được hỗ trợ bởi nhân viên môi giới trong tư vấn đầu tư. Nhóm này có tính trung thành và gắn kết cao với cơng ty chứng khốn.

Nhu cầu: Nhóm này hướng đến mục tiêu lợi nhuận bền vững và dài hạn nên không đặt nặng về nhu cầu sử dụng đòn bẩy ký quỹ mà đòi hỏi cần được tư vấn chuyên nghiệp và hỗ trợ nhiều tư các chun viên tư vấn tài chính. Ít quan tâm đến vấn đề chi phí và lãi suất ký quỹ.

b. Nhóm trader

Đặc điểm: dành nhiều thời gian cho việc tự nghiên cứu và phân tích thị trường. Tập trung đầu tư ngắn hạn để lướt sóng theo thị trường. Nhóm này hầu như khơng địi hỏi

nhiều sự hỗ trợ từ nhân viên mơi giới.

Đối với nhóm này có thể chia làm hai loại, loại thứ nhất là trader tổ chức chuyên nghiệp như là các quỹ đầu tư, cơng ty đầu tư, định chế nước ngồi và loại còn lại là các trader cá nhân. Nhóm này có tính gắn kết và trung thành khơng cao, ln tìm kiếm các cơng ty chứng khốn với chi phí thấp và hệ thống giao dịch tốt.

Nhu cầu: nhóm này tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn, việc mua bán diễn ra rất thường xuyên nên nhu cầu về giảm chi phí giao dịch để nâng cao hiệu quả đầu tư là rất lớn. Bên cạnh vấn đề chi phí thì nhóm này cũng rất quan tâm đến chất lượng và tính ổn định của hệ thống giao dịch của các cơng ty chứng khốn. Ngồi ra, vì tự nghiên cứu và đầu tư nên nhóm này cũng có nhu cầu về cung cấp những thơng tin phân tích, đánh giá đầu tư chun nghiệp từ các cơng ty chứng khốn.

c. Nhóm vay vốn ký quỹ

Đặc điểm: nhóm này là các tổ chức hoặc cá nhân hoạt động trong thị trường chứng khốn với nhu cầu sử dụng địn bẩy tài chính rất lớn nhằm mục đích tài trợ cho những hoạt động đầu tư ngắn hoặc dài hạn. Nhóm này chiếm phần lớn dư nợ ký quỹ tại các công ty chứng khốn và hoạt động khá độc lập ít khi cần sự hỗ trợ từ nhân viên mơi giới. Nhóm này chủ yếu hướng tới khả năng cho vay ký quỹ tại các cơng ty chứng khốn nên độ gắn kết cũng khơng cao có thể chuyển đến nơi có chi phí vốn vay thấp và tỷ lệ cho vay ký quỹ cao.

Nhu cầu: vì chiếm phần lớn dư nợ ký quỹ tại các cơng ty chứng khốn nên nhóm này có nhu cầu rất lớn về giảm chi phí giá vốn khi vay nợ và tỷ lệ cho vay ký quỹ cao.

3.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Có thể nói, hoạt động mơi giới chứng khốn ở Việt Nam mới được quan tâm kể từ khi Luật Chứng khốn 2006 ra đời. Tính đến nay, Việt Nam có khoảng gần 80 Cơng ty Chứng khốn thực hiện nghiệp vụ mơi giới chứng khốn và đang có sự cạnh tranh nhau rất khốc liệt.

a. Các nhóm chiến lược cạnh tranh

Dựa vào đặc điểm và nhu cầu của ba nhóm khách hàng đã phân tích ở phần trên kết hợp với tổng hợp thông tin của tác giả từ các cơng ty chứng khốn thì có thể phân chia chiến lược cạnh tranh của các cơng ty chứng khốn tại Việt nam thành 3 nhóm chiến

lược lớn:

- Thứ nhất, chiến lược khác biệt hóa hướng đến đối tượng là nhóm nhà đầu tư dài

hạn, các định chế lớn nước ngồi có khả năng chấp nhận mức phí cao hơn và đòi hỏi chất lượng tư vấn, dịch vụ tốt hơn. Nhóm các cơng ty chứng khốn nổi bật trong nhóm chiến lược này là Cơng ty cổ phần CK SSI, Cơng ty cổ phần CK Hồ Chí Minh (HCM), Công ty cổ phần chứng khốn Bản Việt (VCI), Cơng ty TNHH CK ACB;

- Thứ hai, chiến lược Chi phí thấp hướng đến đối tượng là nhóm khách hàng trader

và nhóm khách hàng có nhu cầu vay ký quỹ lớn với mức chi phí thấp. Một số cơng ty chứng khốn áp dụng chiến lược này là Cơng ty chứng khoán Việt nam Thịnh vượng, (VPS), Cơng ty Chứng khốn VNDriect (VND), Chứng khốn Techcombank (TCBS), Cơng ty chứng khốn MiraeAsset, Cơng ty chứng khốn KBS Việt Nam (KBSV);

- Thứ ba là chiến lược khác biệt hóa tập trung hướng đến nhóm khách hàng đặc thù

gắn với lợi thế của các cơng ty chứng khốn là công ty con hoặc là thành viên trong cùng một tập đồn. Các cơng ty chứng khốn trong nhóm chiến lược này là Cơng ty cổ phần CK Quân đội (MBB), Công ty Cổ phần CK Vietcombank (VCBS), Công ty Cổ phần CK BIDV, Công ty TNHH CK ACB.

Như đã nêu trong chương 2 của đề tài là mức lãi ký quỹ và phí mơi giới hiện tại của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược kinh doanh cho hoạt động môi giới của công ty TNHH chứng khoán ACB đến năm 2025 (Trang 66 - 77)