Phân chia chiến lược cấp doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược kinh doanh cho hoạt động môi giới của công ty TNHH chứng khoán ACB đến năm 2025 (Trang 42 - 46)

Loại chiến lược Cách thức Cách thức cụ thể Fred David Chiến lược tăng trưởng

Chiến lược tăng trưởng tập trung (nội bộ)

Thâm nhập thị trường X

Phát triển thị trường X

Phát triển sản phẩm X

Chiến lược đa dạng hóa

Đa dạng hóa liên quan ràng buộc X Đa dạng hóa liên quan theo chuỗi

Đa dạng hóa khơng liên quan X

Chiến lược hội nhập Hội nhập ra phía trước X

Hội nhập ra phía sau X

Hội nhập ngang X

Chiến lược liên kết (Liên minh chiến lược)

Liên doanh

Liên minh chiến lược thơng qua hình thức sở hữu cổ phần

Liên minh chiến lược khơng thơng qua hình thức sở hữu cổ phần

Chiến lược phòng thủ

Chiến lược cắt giảm X

Chiến lược bán bớt X

Đóng cửa doanh nghiệp X

2.4.3.3. Các loại chiến lược tăng trưởng a. Chiến lược tăng trưởng tập trung

Chiến lược tăng trưởng tập trung gồm 3 loại: Chiến lược thâm nhập thị trường, Chiến lược phát triển thị trường và chiến lược phát triển sản phẩm.

Chi n lượ thâ nhậ thị trường

Chiến lược thâm nhập thị trường nhằm gia tăng thị phần chi các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp thông qua các nỗ lực Marketing. Chiến lược thâm nhập thị trường trở thành chiến lược cạnh tranh đặc biệt hữu hiệu trong một số trường hợp dưới đây:

- Khi thị trường hiện tại chưa bão hòa một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định;

- Khi tỷ lệ sử dụng sản phẩm của các khách hàng hiện tại có thể gia tăng một cách đáng kể;

- Khi thị phần của các đối thủ cạnh tranh chính đang giảm đi trong khi lượng tiêu thụ toàn ngành tăng lên;

- Khi doanh số bán hàng và chi phí marketing trong q khứ có sự tương quan chặt chẽ;

- Khi lợi thế kinh tế nhờ quy mô tăng lên mang lại cho doanh nghiệp các lợi thế cơ bản.

Chi n lượ hát tri n thị trường

Chiến lược phát triển thị trường bao gồm các hoạt động nhằm đưa các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại tiêu thụ trên các khu vực địa lý mới.

Chiến lược phát triển thị trường có thể trở thành chiến lược cạnh tranh đặc biệt hữu hiệu trong một số trường hợp sau đây.

- Khi doanh nghiệp có thể thiết lập được một kênh phân phối mới hiệu quả;

- Khi doanh nghiệp đang kinh doanh rất hiệu quả trong ngành mà nó tham gia;

- Khi tồn tại đoạn thị trường nào đó chưa được khai thác hoặc chưa bão hịa;

- Khi doanh nghiệp đang hoạt động dưới năng lực sản xuất;

- Khi ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia có xu hướng mở rộng ra

Chi n lượ hát tri n n hẩ

Chiến lược phát triển sản phẩm là chiến lược nhằm gia tăng lượng hàng hóa tiêu thụ bằng cách thay đổi hoặc cải tiến sản phẩm hiện tại. Chiến lược phát triển sản phẩm thường đòi hỏi một ngân sách lớn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Chiến lược phát triển sản phẩm phát huy tốt trong một số trường hợp sau đây:

- Khi một số sản phẩm rất thành công của doanh nghiệp đã bắt đầu đi vào giai đoạn

bão hòa trong chu kỳ sống của Sản phẩm;

- Khi doanh nghiệp hoạt động và cạnh tranh trong ngành có tốc độ đổi mới và phát

triển công nghệ cao;

- Khi doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành có tốc độ tăng trưởng cao;

- Khi doanh nghiệp có thế mạnh thật sự trong hoạt động nghiên cứu và phát triển.

b. Chiến lược đa dạng hóa

Chiến lược đa dạng hóa về cơ bản chia làm 2 loại: Đa dạng hóa liên quan và đa dạng hóa khơng liên quan. Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn thực hiện chiến lược đa dạng hóa có liên quan để tận dụng được lợi thế:

- Chuyển giao kinh nghiệm, bí quyết cơng nghệ hoặc các khả năng khác từ lĩnh vực

kinh doanh này sang lĩnh vực khác;

- Kết hợp các hoạt động có liên quan đến nhau của các lĩnh vực kinh doanh riêng

biệt để tận dụng lợi thế và giảm chi phí.

- Khai thác được giá trị thương hiệu chung của doanh nghiệp.

Sự hợp tác giữa các lĩnh vực kinh doanh cho phép doanh nghiệp tạo ra sức mạnh và khả năng vượt trội trong cạnh tranh.

2.5. Chiến lƣợc cấp đơn vị kinh doanh (Strategic Business Unit)

Cấp này còn gọi là SBU – Đơn vị kinh doanh chiến lược. Chiến lược cấp cơ sở xác định những căn cứ để chúng có thể hồn thành các chức năng và nhiệm vụ của mình, đóng góp cho việc hồn thành chiến lược chung cấp công ty.

Với một doanh nghiệp thì câu hỏi then chốt trong hình thành chiến lược cấp kinh doanh là: “Làm thế nào chúng ta có thể cạnh tranh tốt nhất để thu hút khách hàng trong thị trường và với sản phẩm, dịch vụ nào của chúng ta?”

Các quyết định chiến lược cấp kinh doanh đặt cơ sở trên hai cân nhắc chính: (1) Phạm vi thị trường của sản phẩm hay dịch vụ.

(2) Nguồn lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm hay dịch vụ.

Các chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

(Nguồn: Michael E.Porter, Competitive Strategy, New York: Free Press, 1980

Hình 2-4: Khn khổ chiến lược cạnh tranh của M. Porter Nhiệm vụ chính của Cấp độ chiến lược cấp đơn vị kinh doanh Nhiệm vụ chính của Cấp độ chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

- Tìm ra cách thức cạnh tranh để công ty giành thắng lợi trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

- Phân tích các đặc tính của ngành kinh doanh;

- Nhận dạng các CSF (Critical Success Factors) trong các nhóm chiến lược;

- Nhận dạng các nhóm chiến lược cơng ty đang cạnh tranh và các đối thủ chính cạnh tranh trong nhóm chiến lược đó;

- Xác định chiến lược cạnh tranh hiện tại có hiệu quả khơng.

Mơ hình lựa chọn 3 chiến lƣợc cạnh tranh chung của Michael E.Porter

Khi lựa chọn chiến lược, doanh nghiệp cần xem xét yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược. Trong các yếu tố này có cả yếu tố khách quan, đó là sức mạnh của ngành và của doanh nghiệp, nguồn lực tài chính, khả năng và trình độ của đội ngũ các nhà quản trị, thái độ và năng lực điều hành của Ban Lãnh đạo.

Sức mạnh của ngành và của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh có thể tác động đến quá trình lựa chọn chiến lược. Thông thường các doanh nghiệp có vị thế

Chiến lược dẫn đầu chi phí Chiến lược khác biệt hố Chiến lược tập trung chi phí thấp Chiến lược tập trung khác biệt hoá Phạm Vi Thị Trường

Nguồn lợi thế cạnh tranh

Giá thấp Sản phẩm độc đáo

Rộng

cạnh tranh mạnh lựa chọn chiến lược tăng trưởng khác với chiến lược mà các doanh nghiệp có vị thế yếu sử dụng.

Có rất nhiều chiến lược cạnh tranh khác nhau, theo một cách khái quát, có ba cách tiếp cận cơ bản để tạo dựng lợi thế cạnh tranh, đó là:

- Chiến lược chi phí thấp;

- Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm; - Chiến lược trọng tâm, trọng điểm.

Người ta gọi ba kiểu chiến lược cạnh tranh này là ba chiến lược chung, bởi lẽ chúng bao hàm tất các hoạt động kinh doanh, mọi ngành nghề. Mỗi chiến lược trong các chiến lược chung như một kết quả lựa chọn một cách nhất quán của doanh nghiệp về sản phẩm, thị trường và các khả năng tạo sự khác biệt, đồng thời, các lựa chọn này cũng ảnh hưởng lẫn nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược kinh doanh cho hoạt động môi giới của công ty TNHH chứng khoán ACB đến năm 2025 (Trang 42 - 46)