Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Doanh thu Môi giới 147.2 101.5 116.8 152.9 203
Doanh thu Tự doanh 27.2 9.6 97 121 129
Tư Vấn 2.6 3 3 1.1 1.6
Lưu Ký 7.1 7.5 9.8 8 9.5
Doanh thu cho vay ký quỹ 185.9 157 173 188 200
TỔNG DOANH THU 370 282 417 476 551
(Nguồn: Báo cáo Tài chính ACBS 2014 -2018)
Hình 1-2: Cơ cấu doanh thu ACBS từ 2014 - 2018
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy cơ cấu doanh thu của ACBS đến từ 3 mảng chính là Mơi giới, Tự doanh và Cho vay ký quỹ. Trong đó, mảng doanh thu từ Mơi Giới và Ký quỹ chiếm phần lớn và có xu hướng tăng dần đều qua các năm.
Năm 2018 làm một năm có sự tăng trưởng ấn tượng mảng Doanh thu Môi giới với tốc độ tăng 30%. Về Doanh thu Ký quỹ do nguồn vốn của ACBS không tăng trưởng kể từ 2009 nên doanh thu cho vay ký quỹ sẽ khó có sự tăng trưởng mạnh mặc dù 2018 là năm thị trường tăng mạnh và nhu cầu vay vốn của nhà đầu tư tăng cao.
1.5.2.2. Phân tích số liệu
Bảng 1-2: hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014 - 2018
Năm 2014 (tỷ VND) Năm 2015 (tỷ VND) Năm 2016 (tỷ VND) Năm 2017 (tỷ VND) Năm 2018 (tỷ VND) Doanh Thu 370 282 417 476 551 Chi phí hoạt động 121 112 182 267 395
Lợi nhuận sau thuế 249 96 113 134 82
Nguồn: Báo cáo Tài chính ACBS 2014 -2018
Hình 1-3: hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014 - 2018
Nhận xét về hoạt động kinh doanh của Công ty: doanh thu của Công ty qua các năm liên tục tăng trưởng khá tốt, mặc dù có sự sụt giảm vào năm 2015 nhưng tính chung giai đoạn 2014 - 2018 thì ACBS đã duy trì tăng trưởng trung bình 10%/năm về doanh thu.
Tuy nhiên, qua đồ thị ta cũng thấy, tốc độ tăng trưởng Chi phí trung bình là 45%/năm mạnh hơn tốc độ tăng doanh thu rất nhiều nên lợi nhuận ACBS qua các năm liên tục có sự suy giảm.
1.6. Tổng quan về chiến lƣợc cạnh tranh hiện tại của ACBS
1.6.1. Chi n lược cấp công ty của ACBS
Hiện tại, ACBS đang áp dụng mơ hình tăng trưởng tập trung mạnh vào ba SBU chính là:
1. SBU: Mơi giới chứng khốn
2. SBU:Tự doanh chứng khoán
Với số vốn chủ sở hữu là hơn 1.800 tỷ ACBS đã phân bổ 120 tỷ vào nghiệp vụ Môi giới chứng khoán, 1400 tỷ tài trợ cho hoạt động cho vay ký quỹ và gần 300 tỷ cho hoạt động tự doanh của Công ty.
Theo khảo sát một số Giám đốc kinh doanh tại ACBS thì ở từng SBU chiến lược ACBS áp dụng chiến lược phát triển sản phẩm. Trong giai đoạn 2017 – 2018 ACBS đã có hai lần nâng cấp hệ thống giao dịch với tổng chi phí hơn 30 tỷ đồng. Cũng trong giai đoạn này ACBS đã hình thành nên bộ phận phân tích định lượng và bộ phận phân tích kỹ thuật thuộc Phịng phân tích để nghiên cứu đưa ra các sản phẩm hỗ trợ tư vấn đầu tư cho Khách hàng.
1.6.2. Chi n lược cạnh tranh của ACBS
Theo thông tin tác giả thu thập từ phịng kế tốn của cơng ty thì hiện tại mức phí giao dịch trung bình ACBS đang áp dụng với tất cả các khách hàng của công ty đang là 0,18% trên giá trị giao dịch và Lãi suất ký quỹ trung bình là 11,6%/năm trên tổng dư nợ tồn ACBS. Mức phí và lãi suất này theo tổng hợp thơng tin từ thị trường thì đang thấp hơn mức trung bình chung tồn thị trường là 0,25% đối với phí mơi giới và 12,8% đối với Lãi Margin. Điều này cho thấy chiến lược cạnh tranh hiện tại của ACBS đang hướng tới việc cạnh tranh với chi phí thấp hơn thị trường.
Cũng trong giai đoạn vừa qua ACBS đã đầu tư một khoản ngân sách khá lớn cho việc nâng cấp hệ thống giao dịch, phần mềm hỗ trợ môi giới quản lý tài khoản khách hàng, cũng như đầu tư cho việc phát triển phịng phân tích và nghiên cứu các sản phẩm đầu tư. Những điều này cho thấy định hướng chiến lược cạnh tranh của ACBS trong giai đoạn vừa qua cũng có phần hướng về đa dạng hóa trên phạm vi rộng.
Từ những phân tích trên cho thấy hiện tại chiến lược cạnh tranh ACBS áp dụng hiện tại chưa thực sự rõ ràng và chưa hỗ trợ cho chiến lược cấp cơng ty đã trình bày phần trên. Đây cũng chính là ngun nhân dẫn đến hiệu quả kinh doanh của ACBS còn thấp và ACBS đang mất dần thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh.
1.7. Tóm tắt chƣơng 1 và xác định vấn đề nghiên cứu của đề tài
Thị trường chứng khoán việt nam (TTCKVN) được thành lập vào 20/07/2000 với 2 doanh nghiệp được niêm yết lên sàn. Qua hơn 18 năm hình thành và phát triển thì TTCKVN đã có những chuyển đổi lớn về cả lượng và chất. Quy mơ vốn hố thị
trường đạt đỉnh trong quý 1/2018 khi tăng 19.33% và là thị trường tăng trưởng mạnh nhất thế giới trong quý 1/2018. Chỉ số VNINDEX đã vượt đỉnh 11 năm (kể từ 2007) lên mức 1211 điểm vào đầu tháng 4 năm 2018.
Có thể nói, sau 18 năm phát triển, TTCK Việt Nam khơng chỉ trong góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa, thối vốn, mà cịn tiếp sức cho q trình tái cơ cấu nền kinh tế thơng qua hệ thống cơ chế phát huy vai trị của thị trường này trong huy động và phân bổ các nguồn vốn trung - dài hạn cho nền kinh tế, cũng như doanh nghiệp. Tính tại thời điểm tháng 4/2018 thì vốn hố thị trường chứng khốn Việt Nam đạt mức 4,16 triệu tỷ đồng (183 tỷ USD) với hơn 1000 doanh nghiệp niêm yết trên ba sàn giao dịch (HOSE, HNX và UPCOM) đạt khoảng 82,2% GDP Việt Nam. Trong năm 2017, chỉ riêng quy mô của thị trường cổ phiếu đã đạt được trên 78% GDP của năm 2016, tương đương 70,2% GDP của năm 2017, cơ bản đã đạt chỉ tiêu của Chính phủ đề ra cho năm 2020.
Bức tranh nhiều mảng màu tích cực của nền kinh tế thế giới nửa đầu năm 2018 đã chuyển dần sang những gam màu xám trong nửa cuối năm 2018. Cuộc chiến thương mại do Hoa Kỳ phát động phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế thế giới năm 2019. Cuộc chiến này không chỉ tác động tiêu cực đến tăng trưởng thế giới từ sự mất ổn định của các khu vực và nền kinh tế chủ chốt mà cịn tạo ra biến động khó lường trên các thị trường tài chính, tiền tệ, hàng hóa và qua đó cản trở dịng vốn đầu tư tồn cầu và đào sâu khoảng cách giữa các nền kinh tế. Việt Nam đang hội nhập sâu rộng và là một trong những nước có nền kinh tế mở nhất thế giới. Những tác động tiêu cực trên phần nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam trong năm 2018. Nền kinh tế Việt Nam dù vậy đã vượt qua sóng gió, tận dụng cơ hội lấp khoảng trống thị trường duy trì đà tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô. Điều này tạo ra nhiều cơ hội để các cơng ty chứng khốn chuyển mình và phát triển nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức đặt ra địi hỏi các cơng ty chứng khoán cần xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả hơn trong giai đoạn sắp tới.
Qua phỏng vấn một số thành viên trong ban lãnh đạo và quản lý của ACBS tác giả thấy được rằng ACBS đang áp dụng chiến lược tăng trưởng tập trung dựa trên phát
triển sản phẩm và phân bổ nguồn lực vào ba SBU chính là Mơi giới; Tự doanh và Nghiệp vụ cho vay ký quỹ.
Chiến lược cạnh tranh hiện tại của ACBS trong mảng Môi giới chưa thật sự rõ ràng và chưa thực sự hỗ trợ cho chiến lược tăng trưởng dựa trên phát triển sản phẩm ở cấp công ty nên đã làm suy giảm khả năng cạnh tranh của ACBS trong thời gian qua biểu hiện thông qua một số vấn đề sau:
Với kết quả kinh doanh trong 5 năm gần nhất cho thấy ACBS có thể đang gặp
một số vấn đề trong việc quản lý chi phí hoạt động và nâng cao doanh thu. Tốc độ tăng trưởng Chi phí trung bình là 45%/năm mạnh hơn tốc độ tăng doanh thu là 10%/năm rất nhiều nên lợi nhuận ACBS qua các năm liên tục có sự suy giảm đáng kể. ACBS đã đầu tư khá nhiều cho chiến lược phát triển sản phẩm thông qua đầu tư mới hệ thống giao dịch, phần mềm hỗ trợ môi giới nhưng hiệu quả đem lại chưa cao.
Thị phần môi giới suy giảm từ gần 6% vào 2014 xuống chỉ còn 3,5 % trong năm
2018.
Số lượng nhân sự mặc dù có sự tăng trưởng nhưng chưa đáp ứng được tốc độ tăng
trưởng của thị trường trong giai đoạn vừa qua.
Trong chương này của luận văn Tác giả tập trung khái quát thị trường chứng khoán và đề cập đến những đặc trưng cho hoạt động mơi giới chứng khốn. Tác giả cũng nêu lên một số đặc điểm cơ bản về ACBS và đưa ra một số kết luận về những vấn đề chiến lược tại ACBS. Những thông tin và kết luận trong chương này sẽ làm tiền đề tiến hành phân tích rõ hơn trong chương 3 của đề tài.
Trong chương tiếp theo tác giả sẽ đưa ra một số cơ sở lý thuyết liên quan đến chiến lược kinh doanh và vận dụng những cơ sở lý thuyết này để tiến hành phân tích thực trạng và xây dựng chiến lược cạnh tranh cho ACBS giai đoạn 2020 – 2025.
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠC ĐỊNH CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
2.1. Tổng quan về Chiến lƣợc
2.1.1. Khái niệm chi n lược và chi n lược kinh doanh
“Chiến lược” là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Strategos” dùng trong quân sự, nhà lý luận quân sự thời cận đại Clawzevit cũng đã cho rằng: Chiến lược quân sự là nghệ thuật chỉ huy ở vị trí ưu thế. Một xuất bản của từ điển Larous coi: “Chiến lược là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để giành chiến thắng”.
Năm 1962, Alfred Chandler, một giáo sư trường Đại học Harvard định nghĩa chiến lược kinh doanh như là “việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của
doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết đ thực hiện các mục tiêu này”. (Chandler.A 1962)
Đến những năm 1980, Jame Quinn, thuộc trường đại học Darmouth đã đưa ra định nghĩa có tính khái qt hơn: “Chiến lược là mơ thức hay kế hoạch tích hợp các mục
tiêu chính yếu, các chính sách và chuỗi hành động vào một tổng th được kết nối một cách chặt chẽ”. (Quinn. J. B (1980)).
Sau đó, Johnson Scholes định nghĩa lại chiến lược trong điều kiện mơi trường có rất nhiều thay đổi nhanh chóng: “Chiến lược là định hướng của một tổ chức về dài hạn
nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong mơi trường thay đổi, đ đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn các mong đợi của các bên hữu quan”. (Johnson. G & Scholes. K (1999)).
Bruce Henderson, Chiến lược gia đồng thời là nhà sáng lập Tập đoàn tư vấn Boston đã kết nối khái niệm chiến lược với lợi thế cạnh tranh: “Chiến lược là sự tìm kiếm thận
trọng một kế hoạch hành động đ phát tri n và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn”.
Michael Porter cũng tán đồng với nhận định của Henderson: “Chiến lược cạnh
tranh liên quan đến sự khác biệt. Đó là việc lựa chọn cẩn thận một chuỗi hoạt động khác biệt đ tạo ra một tập hợp giá trị độc đáo”. (Michael Porter, (1998)).
Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai thác. Theo cách hiểu này, thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dựng theo 3 ý phổ biến nhất:
- Xác lập mục tiêu dài hạn của Doanh nghiệp.
- Đưa ra các chương trình hành động tổng quát.
- Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực hiện
mục tiêu đó.
2.1.2. Những đặ trưng ơ n của Chi n lược
Trong giáo trình quản trị chiến lược của trường đại học Kinh tế quốc dân có nêu lên các đặc trưng cơ bản của chiến lược (tác giả, năm xb):
- Chiến lược xác định rõ những mục tiêu cơ bản, phương hướng kinh doanh cần đạt
tới trong từng thời kỳ và được quán triệt đầy đủ trong các lĩnh vực hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Tính định hướng của chiến lược nhằm đảm bảo cho Doanh nghiệp phát triển liên tục và vững chắc trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.
- Chiến lược kinh doanh chỉ phác thảo những phương hướng hoạt động của doanh
nghiệp trong dài hạn, khung hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
- Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở các lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp để đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tốt với việc khai thác và sử dụng các nguồn lực, năng lực cốt lõi của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai nhằm phát huy những lợi thế, nắm bắt cơ hội trong kinh doanh.
- Chiến lược kinh doanh được phản ánh trong cả một quá trình liên tục từ xây
dựng, đến tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược.
- Chiến lược kinh doanh luôn mang tư tưởng tiến công giành thắng lợi trong cạnh
tranh. Chiến lược kinh doanh được hình thành và thực hiện trên cơ sở phát hiện và tận dụng các cơ hội kinh doanh, các lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao.
- Mọi quyết định chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng tổ chức thực hiện,
Để đảm bảo tính chuẩn xác của các quyết định dài hạn, sự bí mật thơng tin trong cạnh tranh.
2.1.3. Vai trò của chi n lược kinh doanh
Một là: Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ được mục đích hướng đi của mình trong tương lai và lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Hai là chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối đe dọa từ môi trường kinh doanh.
Ba là chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường vị thế, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và bền vững.
Bồn là Chiến lược kinh doanh tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp đề ra các quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường.
2.2. Các cách tiếp c n chiến lƣợc.
2.2.1. Theo mơ hình kinh t học tổ chức (Industrial Organization Economies– IO)
Mơ hình kinh tế học tổ chức (Industrial Organization economics - IO) được M.Porter (1980) khái quát hóa thơng qua mối quan hệ giữa cơ cấu ngành, vận hành hay chiến lược của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh của ngành, còn gọi là mơ hình SCP (Structure -> Conduct -> Performance). Điểm then chốt của mơ hình này là hiệu quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào cơ cấu ngành mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau. Cơ cấu ngành quyết định hành vi – chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và điều này dẫn đến hiệu quả kinh doanh của ngành (Barney, 1986; Porter, 1980).
Lý thuyết kinh tế học tổ chức đã trình bày một khung phân tích nhằm giúp một doanh nghiệp phân tích tồn bộ ngành kinh doanh, dự báo sự vận động tương lai của ngành, hiểu được các đối thủ cạnh tranh và vị trí của bản thân doanh nghiệp từ đó biến những phân tích này thành một chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp cụ thể (Porter, 1985, 1998). Mơ hình này cũng giúp chúng ta phân tích hiệu quả kinh doanh của
thừa nhận lợi thế khác biệt quyết định rất lớn đến chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi. Những lợi thế khác biệt này của doanh nghiệp chính là cơ sở cho lý