- Uy tín của các chi nhánh ngày càng được củng cố và nâng cao
3.1.1.1. Môi trường vĩ mô
* Mơi trường chính trị pháp luật: sự ổn định chính trị xã hội và hệ
thống pháp luật ngày càng hồn thiện sẽ tạo mơi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng
Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện nhằm phù hợp với kinh tế thị trường theo hướng khuyến khích phát triển đầu tư và đảm bảo công bằng xã hội( công bằng về cơ hội). Cụ thể một số luật có liên quan đã ban hành như Luật phá sản, Bộ luật lao động...Theo đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ( ban hành kèm theo quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ) tiến hành xây dựng các luật và văn bản hướng dẫn có liên quan để tạo tính đồng bộ, nhất qn và hồn chỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong đó ưu tiên xây dựng luật NHNN, luật các TCTD (mới) và hệ thống văn bản hướng dẫn triển khai hai luật này. Luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng. Tiếp tục đổi mới và hồn thiện các cơ chế, chính sách về tín dụng, đầu tư, bảo đảm tiền vay, ngoại hối, huy động vốn, thanh tốn và các hoạt động ngân hàng khác.
Vì các mục tiêu vĩ mơ, chính phủ tiếp tục quản lý chặt chẽ hoạt động của các NHTM thông qua các cơng cụ gián tiếp như chính sách tỷ giá, chính
sách dự trữ bắt buộc...Cịn những hoạt động can thiệp mang tính chất trực tiếp như điều vốn, chỉ định cho vay... chính phủ tiến tới bãi bỏ. Như vậy tính sáng tạo, tự chủ của các NHTM sẽ có điều kiện phát huy cao, Tự vươn lên bằng nguồn lực thật sự của mình đối với các NHTM nhất là NHTM nhà nước xưa nay được hưởng nhiều lợi thế do nhà nước mang lại. Nhìn chung mơi trường chính trị pháp luật sẽ trở nên thuận lợi hơn đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM trong thời gian tới.
* Môi trường kinh tế - xã hội: Nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh
tế Quảng Nam nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, thu nhập xã hội và người dân ngày càng tăng lên.
Đối với kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong những năm qua. Tổng sản phẩm quốc nội từ năm 2005 đến năm 2009 luôn tăng trưởng, mặc dù trong năm 2008 cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu diễn ra và kéo dài sang những năm sau nhưng nền kinh tế nước ta vẫn giữ được mức tăng trưởng, trong khi một số nước lớn trên thế giới giảm sút. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và năng lực sản xuất tăng khá, đời sống của đại bộ phận người dân được cải thiện. Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước cải cách cơ chế quản lý theo hướng tự do thương mại, tự do hố tài chính. để phù hợp với xu hướng đó nhu cầu về dịch vụ ngân hàng dự báo sẽ tăng mạnh. Đối với Quảng Nam, tuy là một trong những tỉnh nghèo so với cả nước, nhưng tình hình kinh tế-xã hội có nhiều thay đổi theo hướng thuận lợi. Thực hiện mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội... theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Quảng Nam đã triển khai quyết liệt các giải pháp, chính sách kích cầu đầu tư có hiệu quả. Đến cuối năm 2009 tổng sản phẩm trên địa bàn đạt mức 8.066 tỷ đồng tăng 11% so với năm trước, đạt kế hoạch đề ra, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng cơng nghiệp-xây dựng và dịch vụ trong tổng GDP lên 77%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 23%.
Sản xuất công nghiệp tại các địa phương tiếp tục phát triển, có giá trị tăng khá, các cụm cơng nghiệp, làng nghề, ngành nghề nông thôn bước đầu đã thu hút được nhiều dự án đầu tư, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Thị trường thương mại du lịch và dịch vụ được mở rộng nhất là ở địa bàn Thành phố Hội An.
Nền kinh tế tỉnh nhà ổn định và phát triển dẫn đến thu nhập của người dân và xã hội tăng, theo đó tiêu dùng, đầu tư, tích luỹ cũng tăng theo địi hỏi phải có nhiều dịch vụ nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng để thoả mãn những nhu cầu trên. Đây là điều kiện tốt cho ngân hàng mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ.
* Môi trường khoa học công nghệ: Cùng nhịp với những bước tiến
nhảy vọt trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin sẽ là sự thay đổi nhu cầu của đại bộ phận khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng. Các NHTM vừa có điều kiện hiện đại hố cơng nghệ cung ứng dịch vụ ngân hàng, phát triển các nhóm dịch vụ mới mang tính hiện đại nhằm thoả mãn tối ưu nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tăng năng suất lao động, hạn chế những giao dịch thủ công, thu hẹp khoảng cách và cải thiện vị thế so với các NHTM tiên tiến trên thế giới và khu vực. Nhưng muốn có một nền cơng nghệ cao địi hỏi phải có vốn đầu tư trang bị móc máy thiết bị (kể cả phần cứng và phần mềm), phải có đội ngũ nhân viên có trình độ ứng dụng, sử dụng hệ thông công nghệ hiện đại... đây là khâu yếu nhất của các NHTM Việt Nam (trong đó có NHNo & PTNT) so với các NHTM nước ngồi trong thời gian qua và hiện nay vẫn cịn những hạn chế nhất định.Vì vậy, nếu khơng tranh thủ cơ hội, khắc phục yếu kém để vươn lên thì trong quá trình hội nhập, hệ thống NHTM Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn.