Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri phát triển dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 93 - 95)

- Hoàn thiện dịch vụ ngân quỹ:

3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Vì ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh trên cơ sở các mối quan hệ, nên cơng chúng chỉ tìm đến những ngân hàng nào mà ở đó có đội ngũ nhân viên thật sự hiểu biết họ và có trình độ giao tiếp tốt.

Nguồn nhân lực cho hoạt động ngân hàng được phát triển theo hai hướng: - Những cán bộ quản lý, hoạch định chính sách địi hỏi có kiến thức về đánh giá năng lực tài chính khách hàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chun mơn cao, hiểu biết về văn hố, xã hội, pháp luật và nắm bắt được các thông tin về phát triển công nghệ.

- Cán bộ giao dịch trực tiếp với khách hàng, ngồi trình độ nghiệp vụ phải có kỹ năng tiếp thị và giao tiếp tốt, có hiểu biết xã hội - nhân văn , đòi hỏi độ nhạy bén cao trong việc thuyết phục khách hàng “mua hàng”. Trước con mắt của khách hàng họ là “bộ mặt” của ngân hàng, nên cần phải được đào tạo kỹ năng bán hàng.

Muốn đạt được yêu cầu về nguồn nhân lực như trên, NHNo & PTNT Quảng Nam phải thường xuyên tổ chức đào tạo cán bộ để quy hoạch và thống nhất về chất lượng nguồn nhân lực cho mỗi mãng nghiệp vụ, liên tục cập nhật sự phát triển của các dịch vụ mới để thay đổi chương trình đào tạo cho phù hợp. Đối tượng đào tạo bao gồm : đào tạo nhân viên mới tuyển dụng và tái đào tạo đội ngũ cán bộ có thâm niên để họ nắm bắt được kiến thức mới. Đối với cán bộ tín dụng, bên cạnh đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, còn phải chú trọng đào tạo thêm kỹ năng am hiểu về lĩnh vực sản xuất kinh doanh để có thể tư vấn cho khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả. Ví dụ cán bộ tín dụng cho vay lĩnh vực nơng nghiệp, nông thôn phải biết sơ bộ về giống cây trồng, con vật nuôi, kỹ thuật gieo trồng, kỹ thuật chăn nuôi... những nơi phù hợp để áp dụng, từ đó tư vấn cho khách hàng thực hiện phương án có hiệu quả, giảm rủi ro trong sản xuất.

Đánh giá phân loại, chọn lọc cán bộ có năng lực, có tâm huyết với nghề nghiệp, gắn bó với cơ quan, làm việc hết mình vì sự nghiệp chung của ngành, nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kinh doanh mới.

Sắp xếp lại cán bộ bao gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp cho đến nhân viên theo nguyên tắc bố trí lao động đúng người đúng việc, phù hợp với khả năng, trình độ chun mơn và chế độ trách nhiệm

Phát triển đội ngũ kinh doanh có năng lực chun mơn, có năng lực hoạt động độc lập và chun mơn hố cao, đặc biệt chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ marketing, cơng nghệ tin học, cán bộ quản trị rủi ro... nhất là

khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, ngoại ngữ, tin học quản lý và bản lĩnh nghề nghiệp thơng qua q trình đào tạo liên tục do ngân hàng tổ chức.

Thực hiện tốt chính sách bảo tồn và thu hút cán bộ quản lý, cán bộ chun mơn giỏi thơng qua chính sách thu nhập, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

Điều hành bộ máy theo nguyên tắc tập trung thống nhất những vấn đề cơ bản, quan trọng có tính chiến lược và chi phối tồn hệ thống; đồng thời mạnh dạn thực hiện chế độ phân cấp, uỷ quyền cho các cấp điều hành trong toàn chi nhánh để phát huy tối đa năng lực, sở trường, trách nhiệm của cá nhân trong cơng việc chung.

Tóm lại, phát triển nguồn nhân lực phải đi đơi với hồn thiện chính

sách, nhất là chính sách tiền lương, tiền thưởng, tuyển dụng, đề bạt ...và quy trình tổ chức quản lý lao động. Đối với việc ban hành chính sách khen thưởng, đãi ngộ hợp lý là hết sức cần thiết, nhất là đối với những cán bộ có sáng kiến, có cống hiến nhiều. Hiện nay ở hầu hết các NHTM quốc doanh, chính sách này đã được cải thiện nhưng chưa được tốt lắm. Nếu thực hiện tốt chính sách này sẽ giữ chân được cán bộ giỏi. Đây là yếu tố quan trọng tạo thế cạnh tranh và quyết định sự thành công của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri phát triển dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w