Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri phát triển dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 97 - 103)

- Hoàn thiện dịch vụ ngân quỹ:

3.2.8.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Việt Nam

- Hoàn chỉnh phần mềm Ipcas để mở rộng phạm vi gửi một nơi rút nhiều nơi cho tất cả các thể thức tiết kiệm trong hệ thống tương tự như sử dụng thẻ để rút tiền trên tài khoản như hiện nay.

- Hoàn thiện phần mềm chi trả lãi tiết kiệm định ky hàng tháng, quý đối với loại tiền gửi tiết kiệm 6 tháng trở lên. Hiện nay khách hàng có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm lĩnh lãi hàng tháng để chi tiêu phải thực hiện gửi loại có ky hạn 1 tháng, nhưng khi đến hạn lĩnh lãi phải tất tốn sổ cũ lập lại sổ mới gây lãng phí về giấy tờ in, thời gian thao tác của nhân viên, thời gian chờ đợi của khách hàng...

- Tại điểm 3 Điều 11, Quyết định số 123/QĐ/HĐQT/KHTH, ngày 21 tháng 02 năm 2008 của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam “V/v Ban hành quy định về gửi tiền tiết kiệm trong hệ thống Ngân hàng nông

nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” có quy định: “Trường hợp rút trước hạn, nhưng số ngày gửi thực tế nhỏ hơn số ngày tối thiểu quy định thì người gửi tiền vẫn được hưởng lãi không ky hạn trên số tiền gốc và thời gian thực gửi, nhưng Ngân hàng nơng nghiệp thu phí đóng sớm”. Quy định này thực tế chưa khuyến khích được người gửi tiền nhất là ở những nơi cạnh tranh cao. Theo cá nhân tác giả luận văn nên sửa lại: “Trường hợp rút trước hạn, nhưng số ngày gửi thực tế nhỏ hơn số ngày tối thiểu quy định, người gửi tiền không được hưởng lãi”. Như vậy, sẽ chinh phục được tâm lý của khách hàng, đồng thời nâng cao được khả năng cạnh tranh với các NHTM khác.

- Theo quyết định số 2406/QĐ/NHNo-TCKT ngày 29/12/2009 của Tổng Giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam về việc Ban hành quy định nghiệp vụ hậu kiểm chứng từ, giao dịch trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, tại điểm 3 mục II “Hậu kiểm nghiệp vụ tiền gởi” có quy định: chứng từ gửi, rút, khách hàng viết phần dành cho khách hàng, giao dịch viên in phần dành cho ngân hàng, điều này cho thấy: cùng một nội dung nhưng cả khách hàng và ngân hàng đều phải thiết lập chứng từ là không cần thiết sẽ gây phiền hà cho khách hàng, lãng phí về giấy tờ in. Đề nghị NHNo & PTNT bỏ bớt phần khách hàng lập chứng từ đối với tiền gửi tiết kiệm khi tất tốn tài khoản, vì khi tất tốn đã có sổ tiết kiệm và sổ lưu chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của bộ chứng từ, nhằm hạn chế được thời gian phát sinh cho một giao dịch, tiết kiệm được chi phí liên quan...

- Đối với hoạt động tín dụng, đề nghị NHNo & PTNT Việt Nam nên cài đặt phần mềm kết nối số điện thoại di động của khách hàng vay để nhắn tin tự động mời nộp lãi, gốc đến hạn, nhằm giảm bớt chi phí cho việc gởi giấy báo, gọi điện thoại từng người.

- Một số điểm tại quyết định 629/QĐ-NHNo-TCKT ngày 31 tháng 05 năm 2010 của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam (Ban hành biểu phí dịch vụ trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam) chưa hợp lý, như tại điểm

2.1.1 của quyết định, mã dịch vụ D2 và D3 “chuyển tiền đi” có quy định: Chuyển đi khác hệ thống với số tiền < 500 triệu đồng, thu phí 0,04%/ số tiền chuyển; Chuyển đi khác hệ thống với số tiền >500 triệu đồng, thu phí 0,06%/số tiền chuyển. Như vậy, nếu khách hàng chuyển 600 triệu đồng thì họ chia làm 2 món để chuyển sẽ có lợi hơn, điều này thực tế đã xảy ra. Kính đề nghị NHNo & PTNT Việt Nam chỉnh sửa theo hướng: chuyển số tiền càng lớn thì tỷ lệ phí càng nhỏ để khuyến khích khách hàng, giảm được thời gian thao tác của nhân viên ngân hàng và các chi phí liên quan...

- Hồn thiện chương trình chuyển tiền cá nhân trong nước bằng chứng minh nhân dân, có thể nhận tiền ở bất cứ chi nhánh ngân hàng nông nghiệp nào giống như nhận tiền Western. Thay đổi hình thức chuyển tiền như hiện nay, chuyển đến chi nhánh nào thì bắt buộc khách hàng phải đến chi nhánh đó để nhận.

- Tăng cường tính năng cơng dụng của sản phẩm thẻ; như nêu trên dịch vụ thẻ là lĩnh vực đang phát triển mạnh mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng trong tương lai. Do vậy, để dịch vụ này ngày càng phát triển thì tính năng cơng dụng của thẻ phải được khơng ngừng tăng lên, bởi vì cơng dụng của thẻ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công cho chiến lược phát triển dịch vụ thẻ nói riêng và dịch vụ ngân hàng nói chung. Nếu tiện ích của thẻ đơn điệu chỉ đơn giản dùng để rút tiền, vấn tin, in sao kê, chuyển khoản trong hệ thống như hiện nay thì khơng thể nào cạnh tranh với những sản phẩm thẻ của các đối thủ cạnh tranh như Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng Đông Á.... Hơn nữa trong hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng nước ngồi ào ạt vào Việt Nam, tính năng cơng dụng của thẻ không được cải thiện chắc chắn sẽ khơng thể tồn tại được. Vì vậy NHNo & PTNT Việt Nam cần có những đổi mới, nâng cấp kịp thời, tạo thêm nhiều tiện ích cho sản phẩm thẻ như chuyển khoản liên ngân hàng, nộp tiền tại máy ATM, thanh toán hoá đơn, hàng hoá dịch vụ... để giữ vững và tăng thị phần trong cung ứng dịch vụ ngân hàng.

- Xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ trong toàn hệ thống đến năm 2015 phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Xây dựng đội ngũ cán bộ đang đảm nhiệm các vị trí quan trọng nhằm nâng cao kỹ năng điều hành, đáp ứng được nhu cầu công việc ngày càng nhiều áp lực, nhất là trong điều kiện cạnh tranh khi hội nhập hệ thống tài chính tiền tệ khu vực và thế giới. Chú trọng đào tạo các cán bộ lãnh đạo tại các ngân hàng cơ sở, nơi trực tiếp giao dịch với khách hàng nắm được những kiến thức cơ bản có tính chất quan trọng như: tin học, quan hệ quốc tế, quản trị điều hành, phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh, marketing, dự báo, dự phòng rủi ro và các nghiệp vụ khác...Công tác đào tạo phải đi đôi với sử dụng lao động sau đào tạo để tránh lãng phí nguồn nhân lực và chi phí đào tạo.

- Chuyên sâu, mở rộng và nâng cao công tác đào tạo marketing ngân hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu, cung ứng ra thị trường nhiều hơn nữa các sản phẩm dịch vụ hiện đại với chất lượng cao nhằm củng cố vị thế NHNo & PTNT trong nước và quốc tế.

KẾT KUẬN

Việt Nam đã gia nhập WTO, nghĩa là tham gia vào một sân chơi chung cho tất cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngồi, trong đó có lĩnh vực tài chính-ngân hàng . Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế về ngân hàng là chấp nhận cơ chế cạnh tranh khốc liệt, mà q trình cạnh tranh diễn ra khơng cân sức do các ngân hàng trong nước có điểm xuất phát thấp. Về chất lượng hoạt động, về nguồn vốn, về con người, cơng nghệ...cịn nhiều bất cập. Những áp lực này địi hỏi các ngân hàng Việt Nam phải đưa ra những giải pháp hữu hiệu, biết vận dụng các quy định của thế giới về ngân hàng nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp để sẵn sàng đón nhận cơ hội mới, thách thức mới.

NHNo & PTNT Quảng Nam là một thành viên trong khối hệ thống NHTM trên địa bàn, những tác động của quá trình hội nhập trong thời gian qua chưa ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của đơn vị, nhưng xét ở tầm vĩ mô, những ảnh hưởng tác động này đang dần lan rộng, thơng qua tình hình kinh tế-xã hội nhất là giai đoạn cuối năm 2007 đầu năm 2008. Đứng trước yêu cầu của cạnh tranh, yêu cầu của nền kinh tế, muốn tồn tại và phát triển khơng cịn con đường nào khác NHNo & PTNT Quảng Nam phải khơng ngừng đa dạng các dịch vụ ngân hàng hiện có và phát triển thêm các dịch vụ mới để đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

Với những nội dung nghiên cứu về lý luận và thực tế, đề tài đã có những đóng góp nhất định như:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ NHTM trong hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phân tích và làm rõ thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng tại NHNo & PTNT Quảng Nam trong thời gian qua, từ đó nêu lên những vướng mắc cần tháo gỡ trong thời gian tới để phù hợp với cam kết quốc tế.

- Trên cơ sở lý luận, thực trạng và định hướng hoạt động của NHNo & PTNT Quảng Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp về phát triển dịch vụ

ngân hàng tại NHNo & PTNT Quảng Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Nêu một số kiến nghị tạo điều kiện thực thi các giải pháp.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do trình độ có hạn, chắc chắn luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được sự góp ý của q thầy cô và những người quan tâm để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Tác giả xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Đồn Xuân Thuỷ. Xin cám ơn quý thầy cô trong Viện kinh tế, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và đồng nghiệp đã quan tâm giúp đỡ trong suốt quá trình làm luận văn.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri phát triển dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w