Mục tiêu, định hướng của quốc gia về phát triển nhà ở, tín dụng nhà ở cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 81 - 83)

Hình 3.3 : Quy trình quản lý,kiểm soát rủi ro của khoản vay

3.2.1. Mục tiêu, định hướng của quốc gia về phát triển nhà ở, tín dụng nhà ở cho

cho người có thu nhập trung bình và thấp tại các đô thị

Theo Quyết định số 2127/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/11/2011 về “Chiến lược phát triển nhà ở của đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” [26], nội

dung phát triển nhà ở cho người có TNTBT tại các đơ thị như sau:

3.2.1.1. Mục tiêu

Thứ nhất, mục tiêu tổng quát:

 Có chỗ ở thích hợp và an tồn là một trong những quyền cơ bản, là một

trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế  xã hội. Phát

triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân.

 Nhà nước ban hành chính sách thúc đẩy thị trường nhà ở phát triển, đồng thời có chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có TNTBT và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đô thị, nông thôn theo hướng văn minh, hiện

đại.

 Phát triển nhà ở tại các địa phương phải phù hợp với chương trình phát triển nhà ở trong từng giai đoạn của quốc gia; phải tuân thủ pháp luật về nhà ở, quy

hoạch, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; phải dựa trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên đất đai; phải tăng cường công tác quản lý xây dựng nhà ở; phải

chú trọng phát triển nhà chung cư, nhà ở để cho thuê, kể cả khu vực nhà nước và tư nhân quản lý.

 Phát triển nhà ở phải bảo đảm an toàn và đáp ứng các điều kiện về chất

lượng xây dựng, kiến trúc, cảnh quan, tiện nghi và môi trường; phải đủ khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai; phải sử dụng tiết kiệm năng lượng

Thứ hai, mục tiêu cụ thể:

 Mục tiêu đến năm 2015:

Xây dựng tối thiểu khoảng 10 triệu m2 nhà ở cho người có TNTBT và NOXH, nâng diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 26m2/người, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho

khoảng 50% công nhân KCN, tỷ lệ nhà kiên cố đạt 65%, tỷ lệ hộ gia đình có cơng trình phụ hợp vệ sinh đạt 95%, tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và TP.HCM) đạt trên 80%.

 Mục tiêu đến 2020:

Xây dựng tối thiểu khoảng 12.5 triệu m2 nhà ở cho người có TNTBT và NOXH, nâng diện tích sàn nhà ở bình qn đạt 29m2/người, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho khoảng 70% công nhân KCN, tỷ lệ nhà kiên cố đạt 75%, tỷ lệ hộ gia đình có

cơng trình phụ hợp vệ sinh đạt 100%, xóa hết nhà ở đơn sơ trên phạm vi toàn quốc, tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và TP.HCM) đạt trên 90%.

3.2.1.2. Định hướng phát triển

Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa  hiện đại hóa, tốc độ

đơ thị hóa nhanh, dân số ngày càng tăng, mật độ dân cư dày đặt, vấn đề nhà ở đô thị

trở nên cấp bách, nhất là các thành phố lớn như TP.HCM. Theo đánh giá của UBND Thành phố, nhu cầu chung về nhà ở tại khu vực đô thị từ nay đến năm 2020 là rất lớn, đặc biệt là vấn đề nhà ở cho các đối tượng như công nhân lao động trong các khu công nghiệp, cán bộ  công nhân viên chức nhà nước và các hộ có TNTBT

đang rất khó khăn về chỗ ở, cần được đặc biệt quan tâm, giải quyết trong thời gian

tới [23]. Vì vậy, cần có những hướng cụ thể để phát triển nhà ở cho người có

TNTBT từ nay đến năm 2020.

Thứ nhất, về quy hoạch và kiến trúc:

Phát triển nhà ở đô thị một cách đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và không gian ngầm; ưu tiên phát triển nhà ở theo các dự án có quy mơ đủ lớn trên 500 ha; gắn liền phát triển nhà ở đô thị với cơ sở hạ tầng đô thị.

 Thứ hai, về cơ cấu nhà ở:

Tăng tỷ lệ nhà ở chung cư cao tầng phù hợp với điều kiện của từng đô thị đến năm 2020, nâng tỷ lệ nhà ở chung cư tại khu vực đô thị trên cả nước đạt 15% (hiện tại là 4%); riêng tại TP.HCM tỷ lệ chung cư đạt 18  20% (hiện tại là 6%); nâng tỷ lệ nhà ở cho thuê tại khu vực đô thị trên cả nước đạt 20  25% (hiện tại là 14%); tại TP.HCM tỷ lệ nhà ở cho thuê đạt 25  30% (hiện tại là 19%).

 Thứ ba, về chất lượng nhà ở:

Nâng cao chất lượng xây dựng nhà ở đến năm 2020, xóa hết nhà ở thiếu kiên cố và nhà ở đơn sơ tại các đơ thị, diện tích nhà ở bình quân trên đầu người đạt

29m2/người.

 Thứ tư, về công nghệ, vật liệu xây dựng nhà ở:

Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, vật liệu xây dựng hiện đại trong phát triển nhà ở; nghiên cứu và phát triển các loại hình nhà ở xanh  nhà ở sinh thái.

 Thứ năm, về nguồn vốn:

Hồn thiện cơ chế, chính sách nhằm khai thác và huy động tối đa các nguồn

lực tài chính trong và ngoài nước, vốn ODA cho phát triển nhà ở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)