Đánh giá kết quả nghiên cứu định lượng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 75 - 78)

Hình 3.3 : Quy trình quản lý,kiểm soát rủi ro của khoản vay

2.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TÍN

2.4.5.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu định lượng:

Kết quả nghiên cứu trong phần định lượng cho thấy có 4 nhân tố tác động đến xu hướng cho người có TNTBT vay tiền để mua nhà. Kết quả nghiên cứu định

lượng phù hợp với kết quả nghiên cứu định tính, được xếp theo thứ tự quan trọng từ 1 đến 4 gồm:

 Nhân tố vĩ mô: đây được đánh giá là nhân tố tác động nhiều nhất đến xu

hướng cho vay mua nhà của NHTM đối với đối tượng người có TNTBT. Trong

phần nghiên cứu định tính, các NHTM đều cho rằng đây là vấn đề mang tính xã hội, phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân. Để phát triển thị trường này, Nhà nước phải có những chính sách đồng bộ hỗ trợ thị trường phát triển về mặt pháp lý (thủ tục đơn giản, giảm tiền thuê đất, thuế…); tài chính

nhà ở (nguồn vốn dài hạn từ NSNN, khuyến khích các NHTM phát triển thị trường này…); ổn định nền kinh tế vĩ mơ (tăng trưởng GDP, kiểm sốt tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp…). Do vậy, nếu Chính phủ muốn phát triển và mở rộng tín dụng nhà ở TNTBT thơng qua hệ thống các NHTM thì Chính phủ đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với việc mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng này.

 Nhân tố ngân hàng: Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy rằng các

NHTM có năng lực về nguồn vốn lớn, dài hạn, đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất, kỹ thuật cơng nghệ hiện đại… sẽ tác động tích cực đến sự phát triển hoạt động tín dụng của các NHTM.

 Nhân tố khả năng của khách hàng: Thông thường đây sẽ là nhân tố quan

tâm hàng đầu của các NHTM trong việc ra quyết định cấp tín dụng. Hầu hết các

NHTM khơng có sự phân biệt nào giữa các khách hàng khi sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng, quan trọng là khách hàng phải đáp ứng các yêu cầu được cấp tín

dụng. Nhóm đối tượng có TNTBT thường khó thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu này và xu hướng cho vay của NHTM đối với đối tượng khách hàng này cũng rất thấp. Do

vậy, để mở rộng tín dụng nhà ở TNTBT, các tác động của Chính phủ sẽ phải bù đắp

để tăng tính hấp dẫn cho phân khúc thị trường này.

 Nhân tố giá trị của khoản vay: bao gồm quy mô khoản vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay, tỷ lệ hạn mức vốn vay … Kết quả nghiên cứu định lượng cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu sơ bộ khi NHTM cho rằng họ quan tâm đến các khoản vay có giá trị cao, lãi suất thỏa thuận được, thời hạn ngắn… vì theo đánh giá của các NHTM đó chính là những điểm hấp dẫn, có thể mang lại lợi nhuận cao, rủi ro thấp cho các ngân hàng và điều tất yếu là các NHTM sẽ phải ưu tiên lựa chọn trong

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Phát triển tín dụng nhà ở TNTBT mang ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn. Chính phủ phải đóng vai trị là người định hướng, hỗ trợ cho các chủ thể trong nền kinh tế tham gia phát triển thị trường một cách đồng bộ và hiệu quả, trong đó, NHTM là một chủ thể quan trọng khơng thể thiếu. Vì vậy, Chính phủ cần phải có những chính sách riêng nhằm khuyến khích và hỗ trợ các ngân hàng thì hiệu quả đạt được sẽ rất

lớn.

Với ý nghĩa đó, mặc dù trong thời gian qua Chính phủ và NHNN đã có nhiều chính sách hỗ trợ các NHTM đẩy mạnh phát triển tín dụng lĩnh vực này nhưng kết quả chưa khả quan. Tuy dư nợ cho vay BĐS luôn chiếm một tỷ lệ nhất định trong

cơ cấu dư nợ của các NHTM, nhưng dư nợ cho vay BĐS tập trung chủ yếu vẫn là cho vay kinh doanh BĐS; cho vay mục đích xây dựng, sửa chữa, mua nhà ở chiếm tỷ trong khá thấp so với dư nợ cho vay BĐS của ngân hàng (từ 10 - 20%); đối tượng cho vay mà các ngân hàng nhắm đến là người có thu nhập cao, trong khi nhu cầu tín dụng của phân khúc này là rất lớn (hơn 87.2% người mua nhà ở có nhu cầu tín dụng).

Bên cạnh đó, thơng qua những thơng tin thứ cấp trên thị trường, kết quả

nghiên cứu định tính, định lượng, tác giả đã khái quát được thực trạng, tổng kết

những mặt đạt được, phân tích nguyên nhân của những tồn tại, bất cập của vấn đề

nhà ở và tín dụng nhà ở cho người có TNTBT tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM. Ngồi ra, thơng qua kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS đề tài lượng hóa các yếu tố tác động đến quyết định, xu hướng phát triển tín dụng về tín dụng nhà ở cho người có TNTBT, từ đó, làm cơ sở đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm phát triển tín dụng và kiểm sốt rủi ro của các khoản vay mua nhà ở của người có TNTBT, đảm bảo phát triển tín dụng đi đơi với an tồn tín dụng (Chương 3).

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NHÀ Ở CHO NGƯỜI CĨ THU NHẬP TRUNG BÌNH VÀ THẤP TẠI CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NHÀ Ở CHO NGƯỜI CĨ THU NHẬP TRUNG BÌNH VÀ THẤP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hiện nay, q trình đơ thị hóa tại một số thành phố lớn diễn ra nhanh chóng, làn sóng nhập cư từ nông thôn kéo về các khu đô thị lớn như TP.HCM ngày càng nhiều, mật độ dân số dày đặt, vấn đề nhà ở nhất là nhà ở cho người có TNTBT trở nên cấp bách. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào phân tích, đánh giá chính xác về thực trạng cũng như dự báo nhu cầu nhà ở cho phân

khúc thị trường này. Vì vậy, trong nội dung của chương này đề tài nghiên cứu dự báo về nhu cầu cung – cầu nhà ở và về tín dụng nhà ở cho các nhóm đối tượng là người có TNTBT trên địa bàn TP.HCM. Từ đó, tác giả khẳng định lại một lần nữa tính tất yếu phải phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là tín dụng ngân hàng.

Bên cạnh đó, thơng qua phân tích thực trạng về thị trường nhà ở và tín dụng nhà ở của các NHTM thì hầu hết các NHTM đều nhận định thị trường này là thị

trường tiềm năng nhưng đây là lĩnh vực được đánh giá rủi ro cao nhưng lợi nhuận

thu lại thấp. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này theo cơ chế thị trường khơng phải dễ dàng mà cần có những giải pháp đồng bộ, khuyến khích hỗ trợ từ phía Chính phủ, các bộ ngành có liên quan để các NHTM phát triển phân khúc này. Tuy nhiên, về phía bản thân các NHTM cũng nên xây dựng cơ chế chính sách về cho vay và kiểm sốt rủi ro riêng cho các đối tượng này, đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng và mục tiêu lợi nhuận nhưng vẫn phát triển được phân khúc thị trường này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)