Tại một số nước Châ uÁ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 33 - 35)

Hình 3.3 : Quy trình quản lý,kiểm soát rủi ro của khoản vay

1.3.1. Tại một số nước Châ uÁ

1.3.1.2. Tại một số nước Châ uÁ khác

Hiện nay tại các nước ở Châu Á như Trung Quốc, HongKong, Ấn Độ Thái

Lan, Malaysia, Bangladesh, Pakistan, Sri-lanka… Chính phủ đều có những hỗ trợ

rất lớn cho vấn đề tài chính nhà ở, thơng qua các tổ chức trung gian (housing

finance agencies) nhằm phát triển vấn đề nhà ở của quốc gia và thực hiện liên kết với thị trường tài chính. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu được huy động từ thị trường trái phiếu nhằm cung cấp cho thị trường các khoản vay mua nhà (lãi suất thấp, thời hạn dài) và cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhà ở cho người dân từ các TCTD khác.

 Tại Trung Quốc: Từ những năm 90, q trình phát triển đơ thị tăng mạnh,

đặc biệt là ở Thượng Hải, nhu cầu nhà ở là một vấn đề cấp bách. Chính phủ đã đưa

ra các chương trình cải cách nhà ở, nguồn vốn chủ yếu từ các khoản tiết kiệm bắt buộc trong nguồn thu nhập của người dân dành cho nhà ở. Tất cả các cư dân đơ thị có việc làm phải tiết kiệm một phần lương thông qua đơn vị công tác để hình thành các khoản tiết kiệm dài hạn cho nhà ở.

Bên cạnh đó, Chính phủ hợp tác với các công ty nhà đất theo hướng hợp tác nhà nước - tư nhân (mơ hình PPP), đây là chiến lược linh hoạt và ít tốn kém hơn so với chiến lược trực tiếp cấp nhà cho thuê cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. Các quy định quản lý nhà cho thuê với giá thấp được ban hành năm 2001 và chính thức áp dụng trên tồn Quốc từ 01/03/2004, chính sách nhà ở minh bạch với sự kiểm soát của nhà nước.

 Tại Nhật: Năm 1950 thành lập một tập đồn Chính phủ trong việc cho vay nhà ở (GHLC – Government Housing Loan Corporation) đáp ứng nhu cầu và ổn định các vấn đề về nhà ở cũng như về tài chính cho lĩnh vực này nhằm nâng cao

chất lượng và số lượng nhà ở. GHLC chủ yếu cung cấp cho các hộ gia đình các khoản vay dài hạn, lãi suất cố định để mua nhà. Nguồn vốn chủ yếu được sử dụng các khoản đầu tư từ ngân sách và phát hành trái phiếu. Năm 2003, GHLC bắt đầu

thay đổi từ việc cho vay trực tiếp đến các hộ gia đình sang phát triển thị trường

chứng khốn hóa BĐS (MBSs – mortgage back securities). GHLC bắt đầu thực

hiện việc mua lại các BĐS thế chấp, cầm cố từ các TCTD tư nhân và phát hành các chứng khốn thơng qua chương trình “Monthly” MBS. GHLC các khoản vay có thời hạn 30 năm, lãi suất cố định 5,5%/năm, đặc biệt người có mức thu nhập thấp nhất lãi suất chỉ còn 3%/năm. Hiện nay, đa số người dân Nhật Bản đã có cơ hội được sở hữu nhà ở với mức giá phải chăng.

 Tại Indonesia, Phillipines, Bangladesh, Chính phủ thành lập Ngân hàng tiết kiệm quốc gia, phát triển các chương trình tín dụng vi mơ, tài chính vi mơ (Micro – finance) trong lĩnh vực nhà ở đặc biệt cho người thu nhập thấp, gọi là khoản vay 3 mục đích: mua đất, xây nhà và tiện nghi. Các khoản vay này chỉ dành cho cộng

đồng, không áp dụng cho hộ riêng lẻ (các hộ phải ở trong cộng đồng có nhu cầu được hỗ trợ nhà ở). Cộng đồng này có thể ở dạng hợp tác xã do những người thu

nhập thấp tổ chức ra.

Tại Phillipines, các khoản tín dụng vi mơ nhà ở thường khoảng từ 360 USD

đến 1,927 USD cho một hộ gia đình để mua đất hoặc xây dựng nhà ở. Trong khi tại

Bangladesh thì cung cấp 3 loại tín dụng vi mơ nhà ở cho những người nghèo theo các cấp độ Pre-housing (max 177 USD), basic-housing (max 250 USD) và

moderate – housing (521 USD).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)