Bài học phát triển tài chính nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 36 - 40)

Hình 3.3 : Quy trình quản lý,kiểm soát rủi ro của khoản vay

1.3.3. Bài học phát triển tài chính nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp

thấp đối với Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm về vấn đề phát triển nhà ở và tài chính nhà

ở đặc biệt là NOTNT, NOXH tại một số nước đang phát triển khu vực Châu Á và

các nước phát triển, tác giả tổng hợp được một số bài học phát triển tài chính nhà ở cho người có TNTBT có thể áp dụng tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển nhà ở cho

thấy vai trò hết sức quan trọng của Nhà nước trong việc giải quyết nhà ở nói chung, nhà ở TNTBT nói riêng.

Trong các nước Châu Á, Singapore được xem như là một quốc gia có mơ hình giải quyết nhà ở thành cơng nhất. Mơ hình này dựa trên chương trình nhà ở cơng cộng, cơ quan điều hành chương trình này là HDB. Nguồn vốn, kinh doanh của

HDB chủ yếu từ hỗ trợ từ NSNN (bình quân khoảng 1.2 tỷ USD) và quỹ tiết kiệm bắt buộc từ lương của người lao động (mơ hình PPP) để xây dựng NOTNT.

Những nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc tổ chức thành lập Tổng công ty đầu tư phát triển quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cung ứng nhà ở để ổn định thị trường và bảo đảm an sinh xã hội.

Đối với các quốc gia mà Nhà nước không trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở, như Ấn Độ, Bangladesh... thì hầu như thị trường nhà ở đều do tư nhân kiểm sốt. Do

khơng có chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên ở các quốc gia này đều xảy ra tình trạng các chủ đầu tư đều chỉ chú trọng xây dựng nhà ở cao cấp, người có thu nhập thấp chỉ sống trong các nhà ổ chuột.

Thứ hai, cần thiết phải xây dựng hệ thống tài chính nhà ở thơng qua các tổ chức tài chính trung gian như Quỹ tiết kiệm nhà ở, Quỹ tín thác BĐS, Cơng ty tài chính… nhằm hỗ trợ các vấn đề về tài chính nhà ở của quốc gia đặc biệt là tăng

cường nguồn vốn dài hạn cho thị trường.

Bên cạnh đó, ngồi việc thành lập các tổ chức trung gian khác, tại Trung

Quốc, Ấn độ, Nhật và Indonesia… NHTM cũng là một tổ chức tài chính trung gian cung cấp tín dụng nhà ở trực tiếp cho người có thu nhập thấp. Đây là lực lượng

nịng cốt, đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc phát triển nhà ở. Các NHTM

chủ động huy động vốn tiền gửi hoặc phát hành các trái phiếu, chứng khốn hóa các khoản vay nhằm đẩy mạnh khả năng huy động để đảm bảo sự cân đối nguồn và kỳ hạn của nguồn vốn.

Thứ ba, phát triển các chương trình tài chính vi mơ:

Tín dụng vi mô trong lĩnh vực nhà ở đặc biệt cho người TNTBT. Xuất phát từ nền tảng, quan điểm và nguyên tắc về tín dụng, tài chính vi mơ được đã được nhiều nước trên thế giới triển khai như Mỹ, Thụy Điển, Indonesia, Phillipines, Bangladesh … nhằm mở rộng và phát triển hoạt động cung cấp tín dụng cho người nghèo, từ đó góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội và tăng trưởng kinh tế.

Bảo hiểm các khoản vay nhằm đảm bảo sự an tồn của hệ thống và giúp

người dân có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay, đặc biệt là các đối tượng gia

đình có TNTBT.

Từ việc tổng kết những bài học về vấn đề phát triển nhà ở, tài chính nhà ở tại các nước trên thế giới, tác giả hy vọng những bài học này sẽ mở ra những hướng phát triển mới trong việc giải quyết bài tồn nhà ở nói chung và tài chính nhà ở nói riêng tại Việt Nam.

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

Vấn đề nhà ở của người dân đặc biệt là người có TNTBT tại các thành phố lớn như TP.HCM là vấn đề cấp bách cần được Nhà nước quan tâm. Hiện nay, ngày

càng nhiều nghiên cứu, hội thảo, hội nghị đề cập đến vấn đề phát triển thị trường

nhà ở TNTBT. Trên cơ sở những nghiên cứu đó, nội dung chương này tác giả xác

định đối tượng có TNTBT, phân tích đặc điểm và hành vi tiêu dùng nhà ở của người

có TNTBT của các NHTM. Ngồi ra, tác giải đã làm rõ tính tất yếu cần phải phát

triển tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ người có TNTBT tạo lập nhà ở.

Thơng qua lý thuyết về tín dụng ngân hàng như nguyên tắc, điều kiện, các quy

định về hoạt động cho vay, các mơ hình kiểm sốt và đánh giá rủi ro, tác giả đã xác định, phân loại và tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định, xu hướng phát

triển của NHTM đối với việc cấp tín dụng nhà ở TNTBT.

Ngồi ra, để giải quyết bài toán nhà ở đặc biệt nhà ở cho người có TNTBT đề tài nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết nhà ở tại một số nước đang phát triển ở Châu Á và một số nước phát triển ở trên thế giới. Từ đó rút ra bài học và là cơ sở khoa

học để tác giả đề xuất mơ hình, giải pháp phát triển nhà ở cho người có TNTBT tại Việt Nam nói chung và tại TP.HCM nói riêng (Chương 3).

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NHÀ Ở CHO NGƯỜI CĨ THU NHẬP TRUNG BÌNH VÀ THẤP TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NHÀ Ở CHO NGƯỜI CĨ THU NHẬP TRUNG BÌNH VÀ THẤP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)