Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 68 - 70)

Hình 3.3 : Quy trình quản lý,kiểm soát rủi ro của khoản vay

2.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TÍN

2.4.4. Xây dựng thang đo

Để đánh giá các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng nhà ở TNTBT, trước tiên chúng ta phải xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng trực

tiếp đến sự phát triển tín dụng nhà ở TNTBT làm cơ sở để xây dựng giải pháp hỗ trợ nên các thang đo được xây dựng dưới đây có dạng thang đo likert 5 bậc.

 Nhóm các yếu tố vĩ mơ bao gồm: điều kiện của nền kinh tế (thu nhập bình quân, tình trạng lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, cơ hội việc làm …), chế độ ưu đãi,

chính sách của Chính phủ (chính sách ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, thủ tục hành chính…), quy định, quản lý nhà nước trong hoạt động ngân hàng (chính sách tài

chính tiền tệ, lĩnh vực cho vay…) ảnh hưởng đến quyết định, xu hướng, khả năng

cho vay của NHTM.

Bảng 2.3: Thang đo các yếu tố vĩ mô

STT Biến quan sát Ký hiệu

1 Thu nhập bình quân đầu người cao VM1

2 Tỷ lệ lạm phát thấp VM2

3 Tỷ lệ thất nghiệp thấp VM3

4 Chính sách ưu đãi đặc biệt của chính phủ VM4

5 Công tác quản lý chặt chẽ, thủ tục hành chính đơn giản VM5

6 Chính sách tài chính tiền tệ nới lỏng VM6

 Các yếu tố bên trong ngân hàng: thể hiện khả năng, năng lực của NHTM. NHTM có khả năng, năng lực càng cao thì khả năng cho vay và khả năng mở rộng hoạt động tín dụng, phát triển sản phẩm mới càng cao. Nhóm các yếu tố bên trong bao gồm: khả năng về nguồn vốn (nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động, nguồn

vốn vay khác), chi phí sử dụng vốn, đội ngũ nhân sự, công nghệ quản lý và các quy

định cho vay của ngân hàng.

Bảng 2.4: Thang đo các yếu tố thuộc về khả năng, năng lực của các NHTM

STT Biến quan sát Ký hiệu

1 Nguồn vốn NH1

2 Chi phí sử dụng vốn thấp NH2

3 Đội ngũ nhân sự NH3

4 Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ NH4

5 Quy định của Ngân hàng NH5

 Các yếu tố đánh giá năng lực của khách hàng: thể hiện khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng, bao gồm thu nhập, tính ổn định của thu nhập, nghề nghiệp, khả năng tích lũy và hồn trả nợ vay, uy tín của người vay… ảnh hưởng đến quyết định, xu hướng cho vay của NHTM đối với khách hàng có TNTBT.

Bảng 2.5: Thang đo các yếu tố thuộc về khách hàng

STT Biến quan sát Ký hiệu

1 Độ tuổi KH1

2 Trình độ chuyên môn KH2

3 Thời gian cư trú KH3

4 Thu nhập KH4

5 Tính ổn định của cơng việc KH5

6 Thu nhập ròng KH6

7 Khả năng tham gia vốn tự có vào phương án KH7

8 Uy tín của khách hàng KH8

 Các yếu tố thuộc về khoản vay: thể hiện khả năng sinh lời trong hoạt động tín dụng của NHTM. Để xem xét, đánh giá hiệu quả một sản phẩm tín dụng, ngân hàng cần nhiều yếu tố khác nhau, các yếu tố đo lường giá trị của khoản vay có thể là

đo lường khả năng sinh lời hoặc rủi ro của sản phẩm tín dụng đó (thời hạn càng dài

lớn thì khả năng sinh lời càng lớn …). Theo ngun tắc, sản phẩm tín dụng có lợi nhuận cao và rủi ro thấp thì hấp dẫn các NHTM phát triển, mở rộng.

Tuy nhiên, cũng tùy theo mục tiêu và chiến lược trong từng giai đoạn khác nhau, các NHTM cũng có những đánh giá khác nhau về các yếu tố tạo nên giá trị

của khoản vay.

Bảng 2.6: Thang đo các yếu tố thuộc về khoản vay

STT Biến quan sát Ký hiệu

1 Giá trị khoản vay KV1

2 Kỳ hạn vay KV2

3 Lãi suất KV3

4 Phương thức thanh toán KV4

5 Tài sản đảm bảo KV5

6 Khả năng quản lý, kiểm soát rủi ro KV6

 Khả năng cho vay và phát triển một sản phẩm tín dụng cụ thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để quyết định phát triển, mở rộng một sản phẩm tín dụng,

NHTM cũng cần phải đánh giá về thị trường, khả năng sinh lời, độ rủi ro.

Bảng 2.7: Thang đo xu hướng, phát triển tín dụng nhà ở TNTBT của các

NHTM:

STT Biến quan sát Ký hiệu

1 Thị trường tiềm năng PT1

2 Lợi nhuận cao PT2

3 Rủi ro thấp PT3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)