Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Ứng Hoà giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 73 - 76)

- Điều kiện thiên nhiên

1. Tổng giá trị

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Ứng Hoà giai đoạn 2011-

2011-2015

Đại hội đại biểu lần thứ XXII của Ứng Hoà đề ra phương hướng phát triển trong thời gian tới là: "Đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, xây dựng Ứng Hoà phát triển toàn diện, giàu đẹp, văn minh. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững. Nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ; tập trung xây dựng nông thôn mới, trọng tâm là phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội khu vực nông thôn. Phát triển văn hoá- xã hội, tạo chuyển biến mới trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, tiếp tục nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong huyện".

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2015: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011- 2015 từ 10,5-11%/năm và giai đoạn 2016-2020 là 11,5%. Trong đó nơng nghiệp từ 5,6-6%/năm, cơng nghiệp- xây dựng 13-14%/năm, dịch vụ 16-17%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Cụ thể cơ cấu kinh tế năm 2015 là: nông nghiệp 36-38%; công nghiệp – xây dựng 32-33%; dịch vụ 30-31%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 16 triệu đồng trở lên, tăng 1,62 lần so với năm 2010 và đến năm 2020 tăng gấp 2,72 lần so với năm 2010. Tăng ngân sách trên địa bàn bình quân 8,7-9% /năm giai đoạn 2011-2015 và 9,5-10%/năm giai đoạn 2016-2020. Năm 2015 có 30-35% và năm 2020 có 100% xã đạt chuẩn nơng thơn mới.

Tiếp tục kiểm sốt và giảm hộ nghèo trên địa bàn huyện bình quân khoảng 2%/năm giai đoạn 2011-2020. Đến năm 2015 có trên 80% và năm 2020 có trên 90% số làng, khu phố đạt tiêu chuẩn làng, khu phố văn hố. Tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hố năm 2015 là 80-85% và năm 2020 là trên 95% tổng số hộ. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá xã hội, xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh trong cộng đồng dân cư, cải thiện môi trường sinh thái bền vững. Đảm bảo an ninh quốc phòng, phát huy dân chủ, giữ vững trật tự xã hội.

Định hướng phát triển các ngành kinh tế là:

- Về nông nghiệp:

Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hố kỹ thuật cao, có năng suất, chất lượng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ nơng nghiệp. Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, các vùng chuyên canh sản xuất tập trung. Tổ chức thực hiện tốt Đề án xây dựng mơ hình nơng thơn mới. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn. Chú trọng phát triển sản xuất, dịch vụ và các mơ hình tổ chức sản xuất hiệu quả, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, ngành nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

- Về công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp:

Tiếp tục thu hút đầu tư, tạo mọi điều kiện để phát triển các loại hình doanh nghiệp, các ngành nghề sản xuất để khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện; tổ chức, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống. Tập trung phát triển các ngành và nhóm sản phẩm hàng hố mà huyện có lợi thế cạnh tranh cao. Phát triển hệ thống chế biến nơng sản để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao cung cấp cho nội thành và xuất khẩu.

- Về thương mại- dịch vụ:

Tập trung phát triển các ngành dịch vụ theo hướng chất lượng cao, trên cơ sở đa dạng hố các loại hình dịch vụ, thúc đẩy lưu thơng hàng hố, đảm

bảo đầu ra cho các sản phẩm của địa phương và cung cấp đầy đủ kịp thời các mặt hàng tiêu dùng và các mặt hàng phục vụ sản xuất. Khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống chợ, nhất là chợ đầu mối và khai thác tốt lợi thế là huyện gần khu vực nội thành thành phố Hà Nội. Tiếp tục khuyến khích, ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ trình độ cao như viễn thơng, ngân hàng- tín dụng, khoa học- cơng nghệ, đào tạo, y tế, tư vấn...

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội thời gian tới, Ứng Hồ có những cơ hội và cũng có những thách thức lớn:

- Về cơ hội:

Ứng Hồ là một đơn vị hành chính của Thủ đơ Hà Nội nên có cơ hộ tận dụng phát huy lợi thế của Thủ đô về các nguồn lực, thị trường, tiếp thu tiến bộ khoa học- kỹ thuật để đẩy nhanh tốc độ phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

Việc xây dựng các tuyến trục phát triển và tuyến đường trục chính của Thủ đơ trên địa bàn huyện (Trục phát triển Bắc – Nam, trục phát triển phía Nam, đường Đỗ Xá - Quan Sơn, Quốc lộ 21B...) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho huyện thu hút đầu tư. Việc di dời các cơ sở công nghiệp trong nội thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ứng Hồ thu hút đầu tư phát triển cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Trong thời gian qua, trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp đã được nâng lên một bước, đặc biệt với trình độ dân trí tương đối cao và tính năng động, chịu khó trong lao động của người dân Ứng Hoà sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi cho huyện thực hiện tốt mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

- Về thách thức:

Bên cạnh những mặt thuận lợi thì trong q trình phát triển, Ứng Hồ cũng gặp khơng ít những hạn chế, thách thức.

Một là, nguy cơ tụt hậu và chênh lệch về trình độ phát triển ngày càng

Hai là, Ứng Hoà là huyện thuần nông, tỷ lệ lao động trong nông

nghiệp, nông thơn cịn cao, trong khi đó u cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hố, hiện đại hố Thủ đơ nhanh hơn. Đây là một thách thức rất lớn, đòi hỏi Ứng Hồ cần có những đột phá mang tầm chiến lược.

Ba là, trình độ chun mơn- kỹ thuật và kỹ năng nghề nghiệp của

người lao động còn thấp. Sức ép về việc làm cho lao động nông thôn và nhiều vấn đề xã hội khác còn rất lớn.

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w