Thực trạng phân bố, sử dụng nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế của huyện Ứng Hoà

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

- Điều kiện thiên nhiên

1. Tổng giá trị

2.2.2. Thực trạng phân bố, sử dụng nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế của huyện Ứng Hoà

ngành kinh tế của huyện Ứng Hoà

+ Về phân bố lao động trong các ngành kinh tế:

Trong giai đoạn 2006-2010, sự phân bố nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế đã được Ứng Hoà đặc biệt quan tâm thơng qua các chủ trương, chính sách của huyện, của Thành phố Hà Nội và của Trung ương. Có thể đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của huyện thông qua việc phân bổ nguồn lực trong các ngành kinh tế.

Hiện nay, số lao động tham gia các ngành kinh tế chiếm khoảng 91,2% tổng số người trong độ tuổi lao động, bình quân mỗi năm tăng khoảng 2,1% trong giai đoạn 2006-2010. Trong thời gian qua, song song với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiêp- xây dựng và thương mại – dịch vụ thì cơ cấu lao động cũng dịch chuyển theo hướng giảm lao động trong ngành nông nghiệp và tăng lao động trong ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ. Đến nay, khu vực nông – lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tới 60,1% lao động của huyện, giảm 7% so với năm 2005; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 18%, tăng 8% so với năm 2005 và khu vực thương mại- dịch vụ là 21,9%, tăng 9,% so với năm 2005, (bảng 2.7).

Bảng 2.7: Số lượng, phân bố lao động có việc làm theo khu vực kinh tế

Khu vực kinh tế

Năm 2005 Năm 2010

Tổng số

(người) Tỷ trọng (%) Tổng số(người) Tỷ trọng (%)

Tổng số 132.400 100 136.300 100 Nông, lâm, thuỷ sản 88.840 67,1 81.916 60,1 Công nghiệp và xây dựng 13.240 10 24.534 18 Dịch vụ 15.756 11,9 29.850 21,9

Nguồn: Phòng Lao động, thương binh và xã hội.

Qua bảng trên cho thấy, số lượng lao động của huyện trong ngành nơng, lâm, thuỷ sản cịn chiếm một tỷ lệ lớn. Kế đến là khu vực thương mại-

dịch vụ, chiếm 21,9% và cuối cùng là khu vực công nghiệp và xây dựng, chỉ chiếm 18%. Đặc biệt là số lao động thu hút vào làm việc trong các doanh nghiệp tăng nhanh, bình quân mỗi năm lao động vào làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tăng từ 1.000-2500 lao động

Nếu xét theo các thành phần kinh tế thì đa số lao động của Ứng Hồ tập trung vào thành phần kinh tế tư nhân (chủ yếu là kinh tế cá thể, tiểu chủ), chiếm tới trên 90% tổng số lao động.

Như vậy, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực thu hút nhiều lao động nhất và cũng là khu vực có số lượng lao động nhiều nhất.

+ Về phân bố lao động là công chức, viên chức:

- Về cơng chức hành chính

Tính đến hết năm 2010 đội ngũ cơng chức hành chính của huyện là 397 người, chiếm 0,0029% tổng số lao động. Trong đó: 3 trình độ trên đại học, 224 trình độ đại học, có 87 trình độ lý luận từ trung cấp trở lên, 129 trình độ ngoại ngữ B trở lên, 132 trình độ tin học B trở lên.

- Về viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập:

Viên chức chủ yếu tập trung vào hai ngành giáo dục và y tế. Tính đến hết năm 2010, tồn ngành giáo dục có 3.686 giáo viên, trong đó giáo viên mầm non là 1222 người, giáo viên tiểu học là 1025 người, trung học cơ sở là 1011 người và trung học phổ thông là 408 người. Trình độ chun mơn của đội ngũ giáo viên tương đối cao, đến nay tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở các cấp học là: THPT là 100%, trong đó có 1,96% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn; trung học cơ sở là 99,6%, trong đó có 53,7% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn; tiểu học là 100%, trong đó có 59,4% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn; mầm non là 88,9%, trong đó có 46,2% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.

Tính đến hết năm 2010, tổng số cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn huyện có 394 người. Trong đó có 75 bác sỹ (18 bác sỹ có trình độ sau đại học), 2 dược sỹ đại học, 20 dược sỹ trung cấp, 32 kỹ thuật viên, 44 nữ hộ sinh và 148 cán bộ điều dưỡng.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức hiện nay của huyện Ứng Hoà cơ bản đáp ứng được yêu cầu về số lượng, tuy nhiên về chất lượng vẫn cịn hạn chế thể hiện ở trình độ đào tạo đại học trở lên chưa cao dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao, mới chủ yếu đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của cấp trên giao, khả năng tham mưu, đề xuất cịn hạn chế. Trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật của cán bộ, cơng chức ở các cấp hành chính khơng đồng đều, nhất là ở cấp xã. Cán bộ, công chức được đạo tạo đại học và trên đại học chủ yếu làm việc ở cấp huyện. Đây là những vấn đề mà Ứng Hoà cần phải quan tâm và có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật, đặc biệt là khối cán bộ cấp xã để đội ngũ này có khả năng thực hiện tốt những nhiệm vụ đặt ra.

+ Về thực trạng việc làm của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội:

Nhờ có chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về tạo môi trường và tạo điều kiện cho người lao động từng bước phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị rường và hội nhập kinh tế quốc tế như ban hành các luật và chính sách như: Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dạy nghề, Luật người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động về giải quyết tranh chấp lao động và đình cơng, chính sách xố đói giảm nghèo... Bên cạnh chính sách của Trung ương và của Thành phố Hà Nội, Ứng Hồ cũng có những chính sách giải quyết việc làm riêng nên trong thời gian qua đã giải quyết được nhiều việc làm cho nhân dân trong huyện. Huyện đã thực hiện các giải pháp phù hợp tạo điều kiện cho vay vốn giải quyết việc làm qua các hình thức tín dụng để phát triển sản xuất. Thực hiện chính sách xố đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện đã tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao dân trí, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Trong giai đoạn 2006-2010, tổng số hộ nghèo được vay vốn là 11.471 hộ với tổng số vốn vay gần 65 tỉ đồng. Số hộ nghèo được hướng dẫn cách làm ăn là 4.590 hộ. Chính vì vậy, hàng

năm huyện đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm qua các năm. Số liệu thống kê năm 2010, tồn huyện có khoảng gần 10.000 người thất nghiệp, chiếm tỷ lệ gần 8% trong tổng số lực lượng lao động, trong đó khu vực thành thị tỷ lệ thất nghiệp là 4,6% và ở khu vực nông thôn là trên 10%.

Như vậy, vấn đề giải quyết việc làm và thất nghiệp vẫn là vấn đề hết sức cấp bách của Ứng Hồ trong thời gian tới. Nó là vấn đề khá nan giải và việc giải quyết nó khơng thể thực hiện được ngay mà huyện cần phải tiếp tục thực hiện tốt chương trình giải quyết việc làm, tập trung chỉ đạo giải quyết việc làm cho người lao động theo hướng tạo việc làm tại chỗ là chính, kết hợp tổ chức dịch vụ việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động để giúp người lao động đi làm ở ngoài huyện và xuất khẩu lao động. Quan tâm đào tạo nghề cho người lao động để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm mạnh lao động sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w