Trình độ phát triển nền kinh tế

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 32 - 34)

Trình độ phát triển nền kinh tế và nguồn nhân lực có mối quan hệ với nhau, nó vừa là tiền đề, vừa tạo điệu kiện cho nhau để phát triển. Khi trình độ phát triển kinh tế ở mức cao nó sẽ tạo điều kiện cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Kinh tế phát triển sẽ kéo theo xã hội phát triển, thu nhập của người lao động nâng lên, điều kiện chăm sóc sức khoẻ, điều kiện học hành

của người lao động được nâng lên. Kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những người có sức lao động chất lượng cao tìm kiếm và chuyển đổi sang chỗ làm việc thích hợp hơn về các phương diện cả vật chất và tinh thần của bản thân người lao động. Đồng thời, người lao động có cơ hội để thăng tiến và thụ hưởng thu nhập cao. Đến lượt nó, chất lượng nguồn nhân lực nâng lên nó sẽ tác động trở lại làm phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển, đòi hỏi đầu tư phát triển trang thiết bị hiện đại được tăng cường, khi trang thiết bị hiện đại được tăng cường địi hỏi phải có nguồn lao động có đủ trình độ chun mơn để nắm bắt, sử dụng các trang thiết bị đó. Q trình tác động hai chiều đó sẽ làm cho chất lượng nguồn nhân lực thay đổi.

Do đó có thể nói, trình độ phát triển kinh tế là nhân tố tác động trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực. Thực tế phát triển cho thấy, một quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cao thì nguồn nhân lực có chất lượng cao, và một quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao thì trình độ phát triển kinh tế cũng ở mức cao.

Trong giai đoạn 2006-2010, mặc dù nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, song Việt Nam đã vượt qua khó khăn thách thức duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,9%/năm. Trong hai năm đầu thực hiện kế hoạch 2006-2007) nền kinh tế phát triển tương đối thuận lợi, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao, các năm 2008-2010 chịu sự tác động của suy thối kinh tế tồn cầu và những khó khăn nội tại của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế có phần giảm (năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32% và năm 2010 đạt 6,5%).

Quy mô và thực lực của nền kinh tế tăng lên khơng ngừng. GDP tính theo giá so sánh năm 2010 cao gấp 2 lần so với năm 2000. GDP theo giá thực

tế tính bằng USD ước đạt khoảng 106,1 tỉ USD, gấp 3,4 lần năm 2000. GDP theo giá thực tế tính theo đầu người quy ra USD năm 2010 đạt 1.200 USD.

Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, đảm bảo an ninh lương thực và tạo nguồn hàng xuất khẩu. Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 3,35%/năm. Tăng trưởng của khu vực dịch vụ đạt 7,73%/năm, ngành công nghiệp tăng 7,%.

Bảng 1.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế của Việt Nam

giai đoạn 2006-2010

TT Tên chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010(sơ bộ) 2006/2010BQ

1 Tốc độ tăng tổng Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) % 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78 7,02 2 GDP giá so sánh tỷ đồngNghìn 425,4 461,3 490,5 516,6 551,6 3 GDP bình quân

đầu người USD 730 843 1,052 1,064 1.169 Cơ cấu kinh tế

4 - Nông nghiệp % 20,4 20,3 22,2 20,91 20,585 - Công nghiệp và 5 - Công nghiệp và

Xây dựng % 41,5 41,5 39,8 40,24 41,1 6 - Dịch vụ % 38,1 38,2 38,0 38,85 38,32

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Nhờ thành tựu tăng trưởng kinh tế ấn tượng nên Việt Nam có điều kiện phát triển con người nói chung và nguồn nhân lực nói riêng. Đến nay các mục tiêu thiên niên kỷ đề ra đều đạt và vượt các cam kết với cộng đồng quốc tế, nhất là trong lĩnh vực xố đói, giảm nghèo và phát triển con người.

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w