- Điều kiện thiên nhiên
1.4.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng
Đà Nẵng đang được đánh giá là một thành phố trẻ, năng động và khá hiệu quả trong việc thực hiện chiến lược phát triển thành phố theo hướng hiện đại. Một trong những nhân tố tạo nên sự thành cơng của Đà Nẵng, đó là nguồn nhân lực. Trong những năm qua, Thành phố Đà Nẵng đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cụ thể là:
Thành phố đã có những đánh giá đúng đắn thực trạng nguồn nhân lực, nắm chắc số lượng và chất lượng lực lượng lao động; hỗ trợ người lao động và mở rộng thị trường. Các cấp chính quyền của Thành phố rất sâu sát trong việc xác định, đánh giá số lượng và chất lượng của lực lượng lao động, các cơ quan chức năng tăng cường liên hệ và liên kết để hỗ trợ người lao động và mở
rộng thị trường. Trên cơ sở nắm chắc tình hình số lượng, chất lượng nguồn nhân lực, có chương trình, kế hoạch và giải pháp phát triển nguồn nhân lực hợp lý đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Việc tạo điều kiện người lao động giao lưu kinh tế - văn hố - chính trị để nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực luôn được đẩy mạnh. Thành phố luôn thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho người lao động để họ có thể vươn lên trong cơ chế thị trường, đặc biệt là giúp người lao động thâm nhập và mở rộng thị trường, phát triển sản xuất.
Thành phố ln đưa ra các chính sách ưu đãi phù hợp để phát triển nguồn nhân lực. Chính sách ưu đãi phù hợp với từng loại đối tượng lao động của từng địa phương, nhằm tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực. Chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực từ các tỉnh, chính sách phân bổ sử dụng nguồn nhân lực trong hệ thống cơ quan nhà nước. Việc nâng cao chất lượng người lao động thông qua cho vay vốn ưu đãi học nghề, đào tạo chuyên môn cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động vươn lên đáp ứng nhu cầu công việc. Song song với những việc làm trên, Đà Nẵng cũng tăng cường cơng tác xã hội hóa dạy nghề, nội dung, chương trình dạy nghề hướng tới yêu cầu của thị trường lao động. Đặc biệt, Đà Nẵng còn làm tốt quy hoạch đảm bảo cân đối giữa vùng nông thôn và thành thị về phát triển kinh tế, tạo việc làm, giải quyết lao động địa phương. Những chính sách về việc làm, thu hút nhân tài, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo điều kiện cho người lao động, cho đội ngũ trí thức tìm tịi sáng tạo, nâng cao trình độ và cống hiến tài năng, công sức lao động gắn với chiến lược, các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thường xuyên được bổ sung, hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả.
Đà Nẵng cũng đặc biệt coi trọng phát triển thị trường lao động, trên cơ sở đó phát triển nguồn nhân lực. Phát triển thị trường lao động, phát triển nguồn nhân lực là tiền đề quan trọng để xây dựng nguồn nhân lực thích nghi
với nền kinh tế thị trường. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người lao động về chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Việc phát triển thị trường sức lao động cũng nhằm đảm bảo một cách tốt nhất nhu cầu về lao động và thực hiện việc giải quyết việc làm một cách chủ động.