- Điều kiện thiên nhiên
1. Tổng giá trị
2.2.1. Về quy mơ, số lượng nguồn nhân lực
Theo số liệu thống kê, năm 2010 dân số của Ứng Hoà là 182.000 người, chiếm khoảng 3,0% tổng dân số của Thủ đô Hà Nội. Trong giai đoạn
2001-2010, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm, năm 2000 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,12% thì năm 2010 chỉ cịn 0,87%, tỷ suất sinh của Ứng Hồ cũng có xu hướng giảm, năm 2000 là 1,59% thì năm 2010 chỉ cịn 1,47% (bảng 2.4).
Bảng 2.4: Tỷ lệ sinh- chết và tăng tự nhiên của huyện Ứng Hoà
ĐVT: %
Năm Tỷ lệ sinh Tỷ lệ chết Tỷ lệ tăng
tự nhiên 2000 1,59 0,47 1,12 2005 1,30 0,51 0,79 2006 1,31 0,49 0,82 2007 1,44 0,52 0,92 2008 1,42 0,56 0,86 2009 1,67 0,69 0,98 2010 1,47 0,60 0,87
Nguồn: UBND huyện Ứng Hoà.
Trong những năm qua, số người đến đều thấp hơn số người đi khỏi huyện: năm 2005 số người đến là 1.365 người, số người đi là 2.067 người; năm 2010 tương ứng là 2.278 người và 3.745 người nên dân số huyện Ứng Hồ ln giảm cơ học. Cụ thể năm 2005 là 195.941 người thì đến năm 2010 là 182.000 người.
Cơ cấu dân số theo giới tính, kể từ năm 2000 đến nay, tỷ lệ nam luôn thấp hơn tỷ lệ nữ, tỷ lệ nam luôn ở mức từ 47,13-47,67% trên tổng số dân số. Một trong những nguyên nhân là nhiều nam thanh niên đi học tập và lao động ở các tỉnh và huyện khác.
Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn, tỷ trọng dân số thành thị tăng nhanh kể từ năm 2000 đến nay (từ 0,78% năm 2000 lên 7,57% năm 2010) (bảng 2.5).
Bảng 2.5: Dân số, cơ cấu giới tính và cơ cấu dân số thành thị - nông thôn
Năm Tổng số Tỷ lệ phân giới tính
Tỷ lệ phân theo thành thị- nơng thôn Nam % so TS Thành thị % TS 2000 191,580 91,611 47,82 1.502 0.78 2005 195,941 93,516 47,73 13.568 6.92 2006 195,952 92,484 47,20 13.494 6.89 2007 195,634 93,226 47,65 13.482 6.89 2008 196,558 93,643 47,64 13.585 6.91 2009 181,700 86,580 47,65 13.678 7.52 2010 182,000 86,760 47,67 13.780 7.57
Nguồn: Phòng Lao động, thương binh và xã hội huyện Ứng Hoà.
Dân số thành thị tăng nhanh là do dân số ở thị trấn Vân Đình tăng do kết quả phát triển tương đối nhanh của các ngành công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện. Tuy nhiên so với mức bình quân chung của Thành phố Hà Nội thì tỷ lệ dân số ở thành thị của Ứng Hồ cịn rất thấp.
Cơ cấu tuổi và giới tính của nguồn nhân lực phản ánh tình trạng nhân khẩu và kinh tế xã hội của huyện trong những năm qua, đồng thời là kết quả của công tác dân số.
Kết quả điều tra cho thấy, năm 2010 số người trong độ tuổi từ 0-14 tuổi chiếm 20,1% tổng dân số, số người trong đội tuổi lao động (nam: 15-60, nữ từ 15-55) là 136.300 người, chiếm 69,1% tổng dân số, số người già (trên 60 tuổi) là 10,8%, (bảng 2.6).
Bảng 2.6: Cơ cấu dân số chia theo tuổi của huyện Ứng Hoà năm 2010
Số lượng Tỷ lệ %
Tổng số 182.000 100 Từ 0 – 14 tuổi 36.500 20,1 Từ 15 – 60 tuổi 136.300 69,1 Từ 60 tuổi trở lên 18.200 10,8
Nhìn chung số người trong độ tuổi lao động của huyện tăng cả số tuyệt đối (nhưng mức tăng hàng năm sẽ giảm dần), tỷ trọng lao động trên tổng dân số dự báo đến năm 2015 là 67,8% và năm 2020 là 66,9%. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong thời gian qua huyện làm tốt công tác dân số, đặc biệt là biến đổi cơ học về dân số, lao động đi khỏi huyện luôn lớn hơn lao động đến huyện làm việc.
Tuy nhiên, với tỷ lệ lao động trên tổng dân số như vậy thì Ứng Hồ vẫn có tỷ lệ lao động trên tổng dân số vẫn ở mức cao. Đặc biệt là cơ cấu lao động của Ứng Hoà tương đối trẻ và đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Theo tính tốn của các chun gia, Ứng Hồ nói riêng và của Việt Nam nói chung thì cơ cấu dân số vàng sẽ tồn tại khoảng 30 năm (từ 2010-2040). Điều này cho phép Ứng Hoà đẩy nhanh phát triển kinh tế- xã hội. Trong thời kỳ này, nếu Ứng Hồ khơng có chủ trương, chính sách phù hợp về giáo dục, đào tạo, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thì sẽ mất cơ hội và khó có thể xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Đây là một yêu cầu cấp bách, địi hỏi Ứng Hồ cần phải có những chính sách hợp lý nhằm tạo đột phá trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nhìn chung, dân số trong độ tuổi lao động của Ứng Hoà trong những năm vừa qua tăng nhanh và còn tiếp tục tăng trong những năm tới, tuy nhiên mức tăng có xu hướng giảm. Đây vừa là lợi thế vừa là gánh nặng cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nếu Ứng Hoà biết phát huy lợi thế này, đầu tư nâng cao chất lượng tồn diện về cả thể lực, trí lực, tâm lực và tạo được nhiều việc làm mới cho lao động thì đây sẽ là lợi thế rất lớn của huyện trọng việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, xố đói, giảm nghèo. Ngược lại, nếu khơng thực hiện tốt vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp sẽ là áp lực lớn đối với sự phát triển của huyện, gây lãng phí sức lao động...