Những yêu cầu chủ yếu đối với nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 27 - 30)

- XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

1.3.1. Những yêu cầu chủ yếu đối với nguồn nhân lực phục vụ pháttriển kinh tế - xã hội triển kinh tế - xã hội

Để phát triển tốt kinh tế - xã hội thì nguồn nhân lực phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Một là, nguồn nhân lực phải đảm bảo về mặt số lượng.

Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội chính là lực lượng lao động xã hội có khả năng cung cấp để thực hiện tốt những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nếu số lượng lao động khơng đủ với u cầu phát triển thì khơng thể đảm bảo cho quá trình phát triển một cách liên tục, bền vững. Ngược lại nếu số lượng lao động lớn hơn so với yêu cầu phát triển sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao, lãng phí nguồn nhân lực, và dẫn đến nhiều hệ lụy của xã hội. Thất nghiệp làm cho cá nhân mất mát về thu nhập, tổn thương về tinh thần, làm cho xã hội tiềm ẩn nhiều bất ổn. Đối với người sử dụng lao động, nếu nguồn nhân lực có đủ về mặt số lượng thì họ có điều kiện lựa chọn những người lao động phù hợp với yêu cầu với thời gian nhanh và chi phí hợp lý. Vì vậy, để có thể phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực phải đảm bảo về mặt số lượng. Số lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ tăng dân số, điều kiện chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, trình độ khoa học kỹ thuật, cơng cụ trang bị cho người lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động, ý thức của người lao động, năng suất lao động của người lao động và độ dài ngày lao động. Số lượng nguồn nhân lực còn phụ thuộc vào mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương hay ngành nghề, lĩnh vực...

Do số lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố, hơn nữa ở mỗi thời kỳ thì yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội là khác nhau nên yêu cầu về số lượng nguồn nhân lực cũng chỉ xác định một cách tương đối, khơng thể cố

định ở một con số nào đó. Khi trình độ khoa học, kỹ thuật được nâng lên thì số lượng lao động trực tiếp sẽ giảm xuống, nhưng lại đòi hỏi số lượng lao động làm việc gián tiếp, lao động quản lý có trình độ khoa học cao tăng lên.

Hai là, nguồn nhân lực phải đảm bảo về mặt chất lượng.

Trong điều kiện Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố thì nguồn nhân lực không chỉ phải đáp ứng yêu cầu về mặt số lượng mà còn phải đảm bảo về mặt chất lượng. Để có thể thực hiện tốt mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố địi hỏi người lao động phải có trình độ chun mơn kỹ thuật cao, có tác phong lao động cơng nghiệp và có khả năng thích ứng với mơi trường cạnh tranh mang tính tồn cầu. Việt Nam muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, hội nhập tốt vào nền kinh tế thế giới và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng nhanh và bền vững thì cần phải có nguồn nhân lực đủ về mặt số lượng, đảm bảo về chất lượng, nhất là lao động chất lượng cao, lực lượng lao động phải phát triển cả về thể lực, trí lực và có tác phong lao động cơng nghiệp.

Thực tế cho thấy, ngày nay nhu cầu sử dụng lao động chất lượng cao trở thành phổ biến, hình thành thị trường lao động chất lượng cao. Cũng như thị trường sức lao động, thị trường lao động chất lượng cao cũng được hình thành từ các yếu tố cung- cầu sức lao động chất lượng cao. Các quan hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị trường lao động chất lượng cao có tác dụng điều tiết lao động chất lượng cao và thúc đẩy quá trình phân bổ lực lượng lao động chất lượng cao vào các ngành nghề kinh tế một cách hợp lý.

Xuất phát từ yêu cầu khách quan, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đào tạo nguồn nhân lực thơng qua việc hồn thiện, bổ sung cơ chế, chính sách đảm bảo giải quyết ngày càng nhiều việc làm, trong đó đặc biệt chú trọng các chính sách nâng cao tính chun nghiệp và

trình độ tay nghề của người lao động. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế thì chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chưa thể đáp ứng được, nhất là trong điều kiện hiện nay có sự dịch chuyển rất mạnh mẽ về chất lượng đầu tư, vai trò của nền kinh tế tri thức, mức độ cạnh tranh. Do vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là yêu cầu lâu dài của Việt Nam.

Ba là, cơ cấu nguồn nhân lực phải phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế- xã hội.

Để có thể phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, nhất thiết cơ cấu lao động phải hợp lý. Chỉ có cơ cấu lao động hợp lý mới giúp chúng ta toàn dụng được lao động, nâng cao được năng suất lao động và đảm bảo được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Hiện tại Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, đào tạo mất cân đối, giữa đào tạo và yêu cầu thực tế “vênh” nhau rất lớn, điều này gây lãng phí xã hội rất lớn. Do vậy, trong thời gian tới cần phải đặc biệt quan tâm tới cơ cấu nguồn nhân lực, cần phải xây dựng cả cơ cấu đào tạo, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi tác, cơ cấu khu vực hợp lý để giải quyết tình trạng mất cân đối như hiện nay.

Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế giai đoạn 2011-2015 mà Đảng và Nhà nước ta xác định là: phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại. Phát triển công nghiệp với tốc độ cao, nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp theo hướng giảm mạnh tỷ lệ công nghiệp khai thác, tăng tỷ lệ công nghiệp chế tạo, chế biến, chế tác sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Phát triển nền nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững. Phát triển sản xuất hàng hố lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Phát triển dịch vụ theo hướng hiệu quả và có năng lực cạnh tranh quốc tế để cung cấp nguồn đầu vào có giá trị gia tăng cao phục vụ q trình cơng nghiệp

hố, hiện đại hố. Đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH nơng nghiệp, nông thôn, phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Xuất phát từ định hướng phát triển kinh tế - xã hội này, trong thời gian tới cần phải tập trung thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực cho phù hợp, cần phải thay đổi cả cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu đào tạo và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành, nội bộ khu vực.

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w