Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Ứng Hoà

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 60 - 66)

- Điều kiện thiên nhiên

1. Tổng giá trị

2.2.3. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Ứng Hoà

Như đã đề cập ở chương 1, có nhiều yếu tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó, luận văn tập trung phân tích, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Ứng Hồ như sau:

- Về trình độ học vấn:

Trong những năm qua, trình độ học vấn của nguồn nhân lực huyện Ứng Hồ ln được nâng lên. Kết quả học tập, chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thơng có những chuyển biến tích cực. Hiệu suất đào tạo (số học sinh tốt nghiệp cuối cấp so với số học sinh vào học đầu cấp) tăng, cấp tiểu học đạt 98%, trung học cơ sở đạt 97% và trung học phổ thông là 83,2%, tỷ lệ học sinh bỏ học thấp, chỉ 0,01%. Đến nay Ứng Hồ đã được cơng nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Tuy nhiên, quy mô giáo dục các cấp tiểu học và trung học cơ sở có xu hướng giảm (do kết quả giảm sinh trong những năm trước đó). Tỷ lệ huy động

đến trường ở cấp học mẫu giáo là 63,2%, các cấp tiểu học và trung học cơ sở đều đạt mức tối đa 100%. Tỷ lệ huy động đến trường cấp trung học phổ thông tăng, đến nay đạt 95%, (bảng 2.8).

Bảng 2.8: Quy mô giáo dục theo bậc học, cấp học

ĐVT: Học sinh

Cấp học

Năm 2006 Năm 2010

Số lượng động (%)Tỷ lệ huy nghiệp %Tốt Số lượng Tỷ lệ huyđộng (%) nghiệp %Tốt

Mẫu giáo 5.855 63.0 - 6.837 63.2 -

Tiểu học 15.101 98.5 100 13.190 100 100 THCS 16.480 98.0 100 12.297 100 100 THPT 10.506 92.0 97.0 7.807 95.0 98.0

GDTX 695 98.0 470 84

Nguồn: Phòng giáo dục và đào tạo huyện Ứng Hồ.

Số liệu trên cho thấy, trình độ học vấn của Ứng Hoà tương đối cao, cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước, tuy nhiên so với Thành phố Hà Nội chỉ ở mức trung bình thấp. Đây là một lợi thế rất lớn cho Ứng Hoà nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Mạng lưới giáo dục của huyện cũng có những chuyển biến tích cực. Tính đến hết năm 2010, mạng lưới giáo dục của huyện gồm có 30 trường mẫu giáo, 66 trường phổ thông các cấp và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Nhìn chung trong giai đoạn 2006 - 2010 số trường không thay đổi, số lớp và số học sinh giảm, (bảng 2.9).

Bảng 2.9: Cơ sở trường, lớp học các cấp năm 2006 và năm 2010

Cấp học Năm 2006 Năm 2010 Trường Lớp Bình quân số hS/lớp Trường Lớp Bình quân số hs/lớp Mẫu giáo 30 261 24 30 374 18 Tiểu học 30 602 25 30 520 25 THCS 31 415 40 30 342 36 THPT 5 202 52 6 175 45 GDTX 1 16 43 1 10 48

Xét về mặt lượng thì số lớp giảm, tuy nhiên chất lượng các trường, lớp được nâng lên. Cơ sở vật chất của trường, lớp từng bước được nâng cấp. Hiện trên địa bàn huyện khơng cịn tình trạng phịng học 3 ca. Tính đến hết năm 2010, tồn huyện có 19 trường được cơng nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia (trong đó có 2 trường mầm non, 10 trường tiểu học và 7 trường trung học cơ sở). Tuy nhiên, ở cấp mầm non vẫn còn 257 phòng cấp IV và bán kiên cố, ở cấp trung học cơ sở vẫn còn 44 phòng cấp IV và bán kiên cố. Số trường tiểu học học 2 ca còn chiếm tỷ lệ cao.

Mạng lưới cơ sở đào tạo trên địa bàn huyện gồm có 1 trung tâm dạy nghề, 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp có tổ chức đào tạo nghề cho thanh niên. Tuy nhiên, mạng lưới đào tạo nghề chỉ mới hình thành, quy mơ cịn nhỏ, chưa đồng bộ về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và ngành nghề đào tạo, đặc biệt là việc liên kết trong đào tạo nghề còn rất hạn chế.

Bên cạnh mạng lưới giáo dục- đào tạo phát triển, chất lượng đội ngũ giáo viên có chuyển biến tích cực, tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn cao, trong đó hệ mầm non đạt 34,8%, tiểu học 89,9% và trung học cơ sở là 52,1%, (bảng 2.10).

Bảng 2.10: Đội ngũ giáo viên của huyện Ứng Hồ tính đến hết năm 2010

Bậc học Tổng số Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn

Số lượng Tỷ lệ (%)

Mầm non 1222 565 46,2

Tiểu học 1025 609 59,4

THCS 1011 543 53,7

THPT 408 8 1,96

Nguồn: Phịng giáo dục và đào tạo Ứng Hồ.

- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực:

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài việc tập trung nâng cao trình độ học vấn cho người dân, thời gian qua Ứng Hoà cũng đặc biệt quan tâm đến đào tạo trình độ chun mơn kỹ thuật cho người lao động. Huyện đã

thực hiện hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển mạnh mẽ các loại hình đào tạo như chính quy, khơng chính quy, tại chức, cơng lập, dân lập; phát triển mạnh mẽ các ngành nghề đào tạo như nông nghiệp, cơng nghiệp, thương mại- dịch vụ, xây dựng, văn hố, pháp luật, khoa học- kỹ thuật, tin học..., đồng thời phát triển tất cả các cấp học như ngắn hạn, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

Hiện nay, nếu xét theo trình độ chun mơn nghiệp vụ nguồn nhân lực của huyện thì con số cụ thể như sau: trình độ đại học, cao đẳng là 5,4%, trình độ trung cấp là 10,1%, sơ cấp 7%, công nhân kỹ thuật (đào tạo ngắn hạn) 8,9%, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 25,5% năm 2005 lên 31% năm 2010. Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo của Nam luôn cao hơn nữ (41,9% so với 20,1%), ở khu vực thành thị cao hơn so với ở khu vực nông thôn, bảng 2.11.

Bảng 2.11: Tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo ở các bậc đào tạo năm 2010

ĐV tính: %

Chỉ tiêu Tổngsố Công nhân kỹthuật Sơ cấp Trungcấp đẳngCao ĐH trởlên

Toàn huyện 31 8,9 7 10,1 2,4 3,0

Nam 41,9 11 14 12,1 2,6 3,2

Nữ 20,1 8 4,2 9,3 2,3 2,9

Thành thị 36 6,1 9,4 20,1 4,6 10,2 Nông thôn 20,1 4,1 2,5 7,3 1,8 1,6

Nguồn: Phòng Lao động thương binh và xã hội.

Trong thời gian qua, Ứng Hồ khơng chỉ chú trọng đào tạo lao động làm việc trong các doanh nghiệp, trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, lao động ở các làng nghề, huyện còn đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân, người tàn tật với các nghề phù hợp. Đặc biệt, hiện trên địa bàn huyện đã có một số doanh nghiệp bắt đầu chú trong đến việc đặt hàng đào tạo lao động trước khi tuyển dụng. Đến nay huyện đã hình thành được đội ngũ lao động có trình dộ

chun mơn kỹ thuật tương đối cao, có khả năng nắm bắt, sử dụng trang thiết bị, máy móc cơng nghệ cao. Nhiều chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có trình độ quản trị doanh nghiệp tương đối cao, có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong huyện cũng như ngoài huyện.

Tuy nhiên, nếu so với mức bình quân chung của cả nước thì số lao động được đào tạo của Ứng Hồ chỉ ở mức trung bình. Tỷ lệ này cũng cho thấy, Ứng Hồ có nguồn nhân lực tương đối dồi dào, song tỷ lệ lao động qua đào tạo còn tương đối thấp. Thực tế cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực của Ứng Hồ thời gian qua cịn bộc lộ nhiều bất cập, mất cân đối, có lĩnh vực thì nhiều, có lĩnh vực thì ít, vấn cịn tình trạng "vừa thừa nhưng vừa thiếu", "thừa thầy, thiếu thợ"... Nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh trong huyện phải tuyển lao động có tay nghề, kỹ thuật từ các địa phương khác. Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực của huyện chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Đây là một thực trạng mà Ứng Hoà cần phải xem xét một cách nghiêm túc trong thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực nói riêng và phát triển kinh tế- xã hội của huyện nói chung trong thời gian tới.

- Về tác phong, kỹ năng lao động và khả năng thích ứng của người lao động:

Trong những năm qua, do Việt Nam phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước nên đã tác động không nhỏ đến người lao động Việt Nam nói chung và lao động của huyện Ứng Hồ nói riêng. Những nhân tố này đã làm tác phong lao động, kỹ năng lao động và khả năng thích ứng của người lao động tăng lên.

Nhìn chung người lao động của Ứng Hồ đã chuyển dần từ tác phong lao động nông nghiệp sang tác phong lao động cơng nghiệp, ngày càng thích nghi với cơ chế thị trường, mạnh dạn vươn lên làm giàu cho gia đình và bản thân, trong đó lực lượng lao động trong các doanh nghiệp, các cở sở sản xuất

kinh doanh trong huyện là đội quân tiên phong trong vấn đề này. Kỹ năng lao động của người lao động mang tính chuyên nghiệp hơn, từng bước làm chủ kỹ thuật tiên tiến, làm chủ khoa học, công nghệ theo yêu cầu công việc. Người lao động ngày càng năng động, sáng tạo hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh... Tuy nhiên, mặc dù có sự dịch chuyển về tác phong lao động, kỹ năng nghề nghiệp, song nhìn chung tác phong lao động, kỹ năng nghề nghiệp, sự thích ứng của người lao động của Ứng Hồ vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thực sự thay đổi một cách toàn diện.

- Thực trạng về thể lực của nguồn nhân lực:

Thời gian qua, do mức sống của người dân trong huyện được tăng lên nên thể lực của người dân có sự thay đổi tích cực như các chỉ số về chiều cao, cân nặng, sức mạnh cơ bắp... đã thay đổi đáng kể. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân của huyện đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tác động tích cức đến các chỉ số sức khoẻ cộng đồng. Đến nay mạng lưới y tế huyện Ứng Hoà phát triển rộng khắp trên các địa bàn dân cư, bệnh viện Đa khoa Vân Đình được đầu tư nâng cấp, các trạm y tế tuyến xã cũng được đầu tư nâng cấp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường, chất lượng hoạt động y tế được cải thiện. Có 26/29 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. 100% trạm được cấp nước đảm bảo vệ sinh; số bác sĩ trên 1 vạn dân là 4,16...

Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi liên tục giảm (năm 2005 là 22%, năm 2010 xuống còn 14%)...

Tuy nhiên, thể lực của người dân Ứng Hồ nói riêng và người dân Việt Nam nói chung cịn kém so với các quốc gia trên thế giới, kể cả so với các nước Châu Á. Đây là những hạn chế trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam nói chung và của Ứng Hồ nói riêng. Chính vì vậy, trong thời gian tới Ứng Hồ cần tăng cường cơng tác chăm sóc sức khoẻ

của người dân, nâng cao mức sống, trên cơ sở đó nâng cao thể lực cho người lao động.

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w