Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 69 - 73)

- Điều kiện thiên nhiên

1. Tổng giá trị

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Qua phân tích thực trạng nguồn nhân lực của huyện Ứng Hoà thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đạt được thì nguồn nhân lực cịn một số hạn chế sau, đó là:

- Chất lượng nguồn nhân lực cịn thấp.

Chất lượng nguồn nhân lực tuy đạt được những thành tựu đáng kể, song vẫn cịn thấp và thiếu tính bền vững, cả về sức khoẻ, về năng lực trình độ chun mơn, kỹ thuật, về ý thức lao động, kỷ luật lao động... Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng trong tổng lực lượng lao động cịn rất thấp. Tính đến hết năm 2010 mới có trên 30% số người được đào tạo trong tổng số lực lượng lao động. Một số cán bộ, cơng chức có trình độ và năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ, thiếu chủ động sáng tạo, vận

dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng lĩnh vực.

Khơng ít người lao động hiện nay của huyện chưa được đào tạo về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn lao động hiện nay đều xuất thân từ nơng nghiệp và nơng thơn, cịn mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tuỳ tiền về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, chưa có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến cá nhân và chia sẻ kinh nghiệm. Phong tục tập quán lạc hậu, nếp nghĩ, lề lối làm việc của khơng ít lao động, kể cả cán bộ cơng chức cịn có tác phong làm việc lạc lậu, chậm được đổi mới. Điều kiện kinh tế kém cùng với quan điểm lạc hậu đã gây cản trở cho việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

- Cơ cấu phân bổ nguồn nhân lực còn nhiều bất cập.

Mặc dù hiện nay, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp- xây dựng và thương mại – dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên trong từng ngành cịn có nhiều hạn chế như tỷ lệ lao động chất lượng cao còn thấp. Số lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp cịn chiếm tỷ lệ cao đã cho thấy trình độ phát triển kinh tế của huyện cịn rất thấp so với mức bình qn chung của cả nước, nhất là so với Thành phố Hà Nội. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở khu vực nơng thơn cịn chiếm tỷ lệ rất thấp, tỷ lệ nữ giới được đào tạo thấp hơn nam giới…

- Quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo trên địa bàn huyện còn rất hạn chế.

Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện chưa được hồn thiện, trên địa bàn huyện hiện chỉ có duy nhất một trung tâm dạy nghề, chưa có những cơ sở đào tạo nghề có chất lượng cao. Cơng tác đào tạo nghề đã có những thay đổi tích cực nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, mới chỉ tập trung đào tạo đại trà, theo mục tiêu số lượng là chính, chưa

tính đến nhu cầu của thị trường, thời gian đào tạo chủ yếu là ngắn hạn, ngành nghề đào tạo còn đơn giản, chưa đủ điều kiện đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Do vậy, số lượng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật có bằng trở lên cịn ít…

Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng trên:

Một là, những yếu kém trong hệ thống giáo dục

Trong một khoảng thời gian tương đối dài, hệ thống giáo dục của Ứng Hồ khơng được đổi mới do cả lý do khách quan lẫn chủ quan, làm cho chất lượng đào tạo thấp, phương pháp đào tạo lạc hậu, thiên về đào tạo theo kiểu sách vở hơn là đào tạo khả năng thích ứng với hồn cảnh lao động cụ thể. Cơ cấu lao động được đào tạo còn bất hợp lý, chỉ thiên về các bậc đại học, cao đẳng, mà ít chú ý đến lĩnh vực công nhân kỹ thuật, đào tạo nghề. Việc đào tạo còn phân tán, tự phát, chưa chú trọng đào đạo cán bộ khoa học có trình độ cao, chưa có quy hoạch nguồn nhân lực nên trong quá trình đào tạo thường bị động, chắp vá.

Hệ thống cơ sở dạy nghề của Ứng Hồ trong thời gian vừa qua có sự phát triển, tuy nhiên cơ sở vật chất, nội dung đào tạo còn đơn giản. Đội ngũ quản lý và giáo viên nghề còn thiếu và yếu. Đây là những nguyên nhân khiến cho chất lượng trong công tác đào tạo nghề rất yếu kém.

Hai là, công tác quản lý cán bộ, công chức ở cơ sở chưa tốt, chậm đổi mới

Thời gian qua phải nói rằng, Đảng bộ và chính quyền huyện rất quan tâm đến cơng tác đào tạo, sử dụng cán bộ công chức cấp cơ sở, điều này đã làm cho chất lượng cán bộ, công chức của huyện được nâng lên. Tuy nhiên, công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được với yêu cầu mới, nhất là trong điều kiện kiện sáp nhập với Thành phố Hà Nội. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của huyện chưa thực sự đồng bộ giữa số

lượng, chất lượng và cơ cấu. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu cân đối giữa việc trang bị trình độ lý luận với kỹ năng chun mơn nghiệp vụ; một số lĩnh vực chưa sâu, cịn nặng lý thuyết, ít kiến thức thực tiễn. Đào tạo chưa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, sử dụng. Đào tạo và bồi dưỡng chưa thực sự đồng bộ với yêu cầu chuẩn hố đội ngũ cán bộ, cơng chức.

Ba là, cơng tác chăm sóc sức khoẻ của người lao động chưa được quan tâm đúng mức

Thời gian qua, các cấp uỷ Đảng và chính quyền của Ứng Hồ đã rất quan tâm đến cơng tác chăm sóc sức khoẻ, nhất là sức khoẻ cho những người ở các gia đình có hồn cảnh khó khăn, tuy nhiên do hạn chế về nguồn lực nên cơng tác này vẫn cịn nhiều hạn chế, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực.

Bốn là, nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, đồn thể và bản thân người lao động về vai trò nguồn nhân lực còn hạn chế

Mặc dù thời gian qua, nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và bản thân người lao động về vai trò của nguồn nhân lực được nâng lên. Tuy nhiên, ở một số cấp uỷ, chính quyền, đồn thể và người lao động nhận thức về phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm còn rất hạn chế. Điều này được thể hiện rất rõ trong việc xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ nhân tài trên địa bàn huyện. Công tác quản lý nhà nước về nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động còn nhiều hạn chế…

Chương 3

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w