Những thành tựu đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 66 - 69)

- Điều kiện thiên nhiên

1. Tổng giá trị

2.3.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân

Trong những năm gần đây, nguồn nhân lực của Ứng Hồ đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhờ đó kinh tế - xã hội của huyện đạt được nhiều thành tựu như tốc độ tăng trưởng GDP ln cao hơn mức trung bình của cả nước và ln ở mức trung bình khá so với các quận, huyện của Thành phố Hà Nội. Từ phân tích thực trạng nguồn nhân lực của huyện giai đoạn vừa qua có thể thấy những kết quả đã đạt được trong phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế- xã hội của huyện, đó là:

Một là, chất lượng lao động thay đổi tích cực:

Trong những năm qua, chất lượng nguồn nhân lực của Ứng Hồ khơng ngừng được nâng lên, một trong những tiêu thức thể hiện là sự tăng dần qua các năm của tỷ lệ lao động được đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Cho đến nay đã có tới trên 30% lao động được đào tạo. Trong tổng số lao động đã qua đào tạo thì số lao động có trình độ cơng nhân kỹ thuật có tốc độ phát triển nhanh. Sự gia tăng tương đối nhanh của tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là điều kiện thuận lợi để Ứng Hoà phát triển các ngành kinh tế, đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học, nhất là những ngành phát triển phải có hàm lượng chất xám cao.

- Hai là, hình thành được đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật cao và đội ngũ doanh nhân năng động sáng tạo.

Quá trình đào tạo và phát triển, cùng với sức ép từ môi trường cạnh tranh của thị trường lao động đã tạo cho người lao động buộc khơng ngừng nâng cao trình độ tay nghề để đáp ứng với yêu cầu của cơng việc. Q trình

này đã tạo cho Ứng Hồ hình thành được đội ngũ cơng nhân có trình độ tay nghề cao, có khả năng nắm bắt tốt những thành tựu của khoa học- cơng nghệ, thích ứng được những thay đổi của mơi trường sản xuất, kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, đội ngũ doanh nhân trên địa bàn huyện phải không ngừng nâng cao trình độ chun mơn như kỹ năng tổ chức, quản lý kinh doanh, kỹ năng quản trị, nghiên cứu thị trường... Nhờ đó năng lực tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp được nâng cao, quá trình phát triển này đã tạo cho huyện có đội ngũ doanh nhân năng động sáng tạo, bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện nói riêng và của Thành phố Hà Nội nói chung.

- Ba là, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hà Nội nói riêng và của đất nước nói chung

Qua phân tích thực trạng nguồn nhân lực cho thấy, phân bổ nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế của huyện đã có nhiều tiến bộ, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho huyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, trên cơ sở đó có thể khai thác có hiệu quả các ngành mà huyện có lợi thế so sánh. Nhờ sự phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu của nguồn nhân lực nên các ngành công nghiệp, dịch vụ của huyện trong những năm qua phát triển tương đối mạnh.

- Bốn là, nguồn nhân lực ngày càng thích ứng với mơi trường hội nhập kinh tế quốc tế.

Nguồn nhân lực của Ứng Hồ khơng những thay đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu, mà còn thay đổi quan điểm, tư duy, tác phong làm việc. Có thể nói rằng, từ tư duy đến tác phong làm việc của người lao động, kể cả cán bộ quán lý nhà nước, các nhà quản trị doanh nghiệp đã có những thay đổi cơ bản trong tư duy lẫn hành động, sự thay đổi này phù hợp với môi trường hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với các nhà quản lý đã có những thay đổi về cách

thức quản lý, từ quản lý mang tính quan liêu, bao cấp sang cách thức quản lý hỗ trợ cho các doanh nghiệp nói riêng và nguồn nhân lực nói chung phát triển. Trình độ hiểu biết pháp luật, trình độ về hội nhập kinh tế quốc tế của cán bộ quản lý và các nhà doanh nghiệp trên địa bàn huyện được nâng cao. Trình độ chuyên môn, tác phong làm việc của người lao động đã chuyển từ tác phong nông nghiệp sang tác phong lao động cơng nghiệp.

Có nhiều ngun nhân dẫn đến những thành tựu trên. Có thể nêu ra một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế- xã hội, đặt biệt là về vai trò con người trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Với quan điểm, phát triển vì con người, và con người là nhân tố quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chủ trương và chính sách để phát triển nguồn nhân lực như chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế đến các chính sách tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chăm lo đời sống nhân dân, chính sách xã hội hố giáo dục và y tế, chính sách xố đói, giảm nghèo và an sinh xã hội...

Hai là, các cấp ủy Đảng, chính quyền của huyện Ứng Hồ ln quan tâm tới công tác phát triển nguồn nhân lực.

Xuất phát từ điều kiện thực tế của địa phương, cũng như nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế- xã hội, cùng với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền của huyện đã nghiêm túc tiếp thu, nghiên cứu và cụ thể hoá vào thực tiễn của địa phương, nhờ đó nguồn nhân lực của huyện đã phát triển cả chất lượng lẫn số lượng. Bên cạnh các chính sách của Nhà nước, của Thành phố Hà Nội, Ứng Hịa đặc biệt quan tâm tới cơng tác giáo dục- đào tạo,

luôn coi đây là yếu tố quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực. Huyện đã không ngừng củng cố và nâng cao hệ thống giáo dục đào tạo, như liên kết mở rộng đào tạo nghề, đa dạng hoá ngành nghề đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục trung học... những yếu tố này tạo điều kiện cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Ba là, sự thay đổi nhận thức của người lao động về nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nên mọi lĩnh vực đều hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt. Đây là nhân tố tác động quan trọng làm thay đổi nhận thức của người lao động. Nền kinh tế thị trường buộc người lao động phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, quá trình này làm cho trình độ chun mơn, kỹ thuật của người lao động được nâng lên, nó làm thay đổi nhận thức, tác phong làm việc của người lao động, chuyển từ nhận thức bao cấp sang nhận thức kinh tế thị trường, chuyển từ tác phong lao động nông nghiệp sang tác phong lao động công nghiệp.

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w